Du lịch sinh thái biển chưa phát triển xứng với tiềm năng
Là một quốc gia ven biển nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, Việt Nam có diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng 1.000.000 km2, trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ phân bố tập trung ở ven bờ tây bắc vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh-Hải Phòng) và hai quần đảo ngoài khơi là Trường Sa và Hoàng Sa. Nhiều đảo có thể xây dựng thành các trung tâm kinh tế biển - đảo và dịch vụ cho các hoạt động biển xa. Đó là những nét đặc trưng cơ bản của cấu trúc lãnh thổ Việt Nam, tạo ra cho đất nước ta tính đa dạng về cảnh quan tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn lợi thuỷ sinh vật và tiềm năng phát triển du lịch biển đảo.
Tại Hà Nội, GS.TS John Kleinen, Viện Nghiên cứu xã hội học về biển, Trường Đại học Amsterdam, Hà Lan vừa nhận xét: Tôi đã có nhiều chuyến khảo sát thực tế dọc các bờ biển của Việt Nam và tôi nhận thấy rằng Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái biển. Phát triển du lịch biển là điều kiện để phát triển kinh tế của một quốc gia, nhưng không nên quá chú trọng vào lợi nhuận trước mắt, mà nên để những người dân địa phương sống ở đó có quyền tiếp cận và được hưởng lợi từ dịch vụ này.

Là một quốc gia ven biển nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, Việt Nam có diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng 1.000.000 km2, trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ phân bố tập trung ở ven bờ tây bắc vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh-Hải Phòng) và hai quần đảo ngoài khơi là Trường Sa và Hoàng Sa. Nhiều đảo có thể xây dựng thành các trung tâm kinh tế biển - đảo và dịch vụ cho các hoạt động biển xa. Đó là những nét đặc trưng cơ bản của cấu trúc lãnh thổ Việt Nam, tạo ra cho đất nước ta tính đa dạng về cảnh quan tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn lợi thuỷ sinh vật và tiềm năng phát triển du lịch biển đảo.

Biển nước ta là môi trường sống của các loài, đến nay đã phát hiện được  11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Chính vì lẽ đó mà biển nước ta được công nhận là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển và trong 20 vùng biển giầu hải sản trên thế giới. Nhiều khu vực ven biển nước ta có các bãi biển khá bằng phẳng, nước biển trong, sóng gió vừa phải, không có chỗ nước xoáy, không có sinh vật gây hại. Sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan thiên nhiên biển - đảo, hang động ngầm, cảnh quan ngầm của các rạn san hô với các phong cảnh thiên nhiên ven biển và các giá trị văn hoá-xã hội vùng ven biển v.v. đã tạo cho du lịch biển Việt Nam nhiều lợi thế phát triển so với du lịch trên đất liền. Chính vì thế thời gian qua du lịch biển ở nước ta đã phát triển khá mạnh với lượng khách và doanh thu tăng hàng năm. Dự báo đến năm 2010 sẽ tăng lên 7-7,5 triệu lượt khách và hơn 2 tỷ USD. Trong đó, du lịch biển thu hút khoảng 80% lượng khách đến Việt Nam và chiếm khoảng trên 70% doanh thu so với cả nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế với chính sách kinh tế mở, thì du khách quốc tế và nội địa sẽ tiếp tục tăng, tạo thuận cho du lịch biển và du lịch sinh thái phát triển.

Các chuyên gia về du lịch cho rằng: vấn đề chính làm cho du lịch biển ở Việt Nam chưa phát triển đúng với tiềm năng là do chưa được lập kế hoạch chi tiết nên không chú trọng đến cộng đồng dân cư ở ven biển. Vì vậy du lịch biển của Việt Nam luôn phải đón nhận nhiều thách thức lớn đối với việc phát triển du lịch bền vững. Nếu du lịch biển của Việt Nam được lập kế hoạch chi tiết cho các khu du lịch biển, chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách du lịch không chỉ trong nước mà cả khách nước ngoài, đặc biệt là khách Châu Âu.