Bản đồ địa chính bằng không ảnh cho 17 tỉnh có đất rừng: “Điểm tựa” của hàng triệu sổ đỏ vùng xa...
01/04/2008
Xuân này mang theo niềm hy vọng của hàng triệu nông dân miền sơn cước được mang màu xanh non rắc đều lên những tán rừng vùng xa xôi của Tổ quốc, nơi từng có những trận cháy rừng tàn khốc, nơi bị lâm tặc hoành hành trơ lại những gốc cây già...bởi họ sẽ có trong tay “quyền sử dụng” mảnh đất rừng bao đời gắn bó.
Đón xuân Đinh Hợi, niềm vui của hàng triệu đồng bào vùng núi như được nhân đôi khi hy vọng cầm trên tay “sổ đỏ”, chứng nhận chủ quyền sử dụng đất lâm nghiệp của mình đang đến gần. Có được điều này là công sức của hàng trăm cán bộ công nhân viên ngành đo đạc bản đồ lập nên bộ bản đồ địa chính phục vụ công tác cấp GCNQSĐ cho các tỉnh có núi.
Tại thời điểm này, Cục Đo đạc và Bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành bộ bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không tỷ lệ 1/10.000 của 10/17 tỉnh trong dự án “Lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không cho 9 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và 8 tỉnh vùng núi phía Bắc, vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, làm cơ sở pháp lý giao đất giao rừng và cấp GCNQSDĐ cho nhân dân”.
Từ sự thiết lập thành công bộ bản đồ này, nhiều loại đất rừng sẽ được đưa vào quản lý như đất rừng tự nhiên, đất có rừng sản xuất, đất có rừng phòng hộ, đất có rừng đặc dụng, đất có rừng trồng và đất khoanh nuôi phục hồi giống cây rừng. Đó là chưa kể một diện tích lớn đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng (vào khoảng 7,3 triệu ha) của 17 tỉnh tới đây sẽ “có chủ”, để nông dân tiếp tục phủ xanh đất trống đồi núi trọc và phát triển trồng rừng.
Cục Trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khẳng định, “hoàn thành bản đồ địa chính cho 17 tỉnh này là chúng ta đã hoàn thành bộ bản đồ phủ trùm toàn bộ các tỉnh có đất lâm nghiệp trong cả nước và đưa được toàn bộ đất rừng, đất chưa sử dụng vào quản lý”. Một niềm vui lớn cũng đang nhen lên trong tâm tư mỗi người yêu đất, yêu rừng bởi khi đất rừng có chủ sẽ hạn chế tới mức thấp nhất nạn phá rừng làm nương rẫy, nạn lâm tặc. Hy vọng mùa xuân tràn khắp đại ngàn...
Còn nhớ trước đây, khi chưa có bộ bản đồ địa chính chính quy, nhiều hộ dân đã được giao đất, giao rừng hoặc cấp “sổ đỏ” nhưng hoàn toàn chỉ dựa vào những loại bản đồ như bản đồ giải thửa, bản đồ địa hình cũ...nên có độ chênh lớn giữa diện tích thực tế và diện tích ghi trên “sổ đỏ”. Muốn quản lý số đất này cũng chẳng dễ dàng gì do bản đồ địa chính cũ nhiều mảnh rách nát, hư hỏng nặng. Nhiều vụ việc tranh chấp đất lâm nghiệp, xin chỉ giới khoanh vùng của bà con chưa được giải quyết cũng chỉ vì không có bản đồ địa chính chính quy.
Giờ đây, với khoa học công nghệ mới như sử dụng ảnh chụp từ máy bay, lập bản đồ hoàn toàn bằng công nghệ số trên hệ tọa độ chính quy VN – 2000..., bộ bản đồ địa chính chính quy mới đã được hoàn thành sớm với độ chính xác cao (theo đánh giá của giới chuyên môn nếu làm theo công nghệ cũ thì hơn 10 năm nữa cũng chưa xong) đáp ứng được nhu cầu sử dụng của địa phương.
Ông Huỳnh Giáp, Giám đốc Sở TN&MT Bình Thuận, một trong 5 tỉnh đầu tiên được bàn giao bản đồ địa chính chính quy không giấu nổi niềm vui được cầm trên tay bộ bản đồ địa chính của cả tỉnh “đây thực sự là công cụ đắc lực giúp địa phương rà soát lại quỹ đất, bổ sung điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, quy hoạch cụm dân cư, phát triển kinh tế trang trại theo đúng quy hoạch, chính xác và hợp lý.”
Bộ bản đồ địa chính chính quy này không chỉ giúp địa phương quản lý đất rừng mà còn sử dụng trong việc kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ quy hoạch đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất ở tỷ lệ 1/10.000 cấp xã, làm cơ sở tích hợp các loại bản đồ địa chính chính quy đã có ở tỷ lệ lớn hơn (1/5000; 1/2000, 1/1000, 1/500) tiến tới chuẩn hóa dữ liệu cho hệ thống thông tin đất đai đến cấp xã, tạo điều kiện tin học hóa việc quản lý cấp giấy CNQSDĐ, cập nhật thông tin địa chính tại địa phương”.
Còn việc cấp “sổ đỏ” đất lâm nghiệp cho bà con vùng núi, tỉnh đã tiến hành cấp được khoảng 20% nhưng là cấp theo bản đồ cũ nên số liệu giữa thực địa và sổ chưa được chuẩn. Có bộ bản đồ này, chúng tôi sẽ kết hợp đo vẽ làm bản đồ địa chính cơ sở đến tận thửa đất, căn chỉnh lại cho hợp lý và tiếp tục trao quyền sử dụng đất rừng cho tổ chức và cá nhân trồng rừng.
Cũng như Bình Thuận, xuân này, bà con trên các rẻo cao của vùng núi Hòa Bình, Tuyên Quang, Yên Bái, Ninh Thuận... cũng náo nức chờ tin vui được cầm trong tay giấy chứng nhận sử dụng mảnh đất rừng bao năm mình đã dày công chăm sóc...
Tại thời điểm này, Cục Đo đạc và Bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành bộ bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không tỷ lệ 1/10.000 của 10/17 tỉnh trong dự án “Lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không cho 9 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và 8 tỉnh vùng núi phía Bắc, vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, làm cơ sở pháp lý giao đất giao rừng và cấp GCNQSDĐ cho nhân dân”.
Từ sự thiết lập thành công bộ bản đồ này, nhiều loại đất rừng sẽ được đưa vào quản lý như đất rừng tự nhiên, đất có rừng sản xuất, đất có rừng phòng hộ, đất có rừng đặc dụng, đất có rừng trồng và đất khoanh nuôi phục hồi giống cây rừng. Đó là chưa kể một diện tích lớn đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng (vào khoảng 7,3 triệu ha) của 17 tỉnh tới đây sẽ “có chủ”, để nông dân tiếp tục phủ xanh đất trống đồi núi trọc và phát triển trồng rừng.
Cục Trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khẳng định, “hoàn thành bản đồ địa chính cho 17 tỉnh này là chúng ta đã hoàn thành bộ bản đồ phủ trùm toàn bộ các tỉnh có đất lâm nghiệp trong cả nước và đưa được toàn bộ đất rừng, đất chưa sử dụng vào quản lý”. Một niềm vui lớn cũng đang nhen lên trong tâm tư mỗi người yêu đất, yêu rừng bởi khi đất rừng có chủ sẽ hạn chế tới mức thấp nhất nạn phá rừng làm nương rẫy, nạn lâm tặc. Hy vọng mùa xuân tràn khắp đại ngàn...
Còn nhớ trước đây, khi chưa có bộ bản đồ địa chính chính quy, nhiều hộ dân đã được giao đất, giao rừng hoặc cấp “sổ đỏ” nhưng hoàn toàn chỉ dựa vào những loại bản đồ như bản đồ giải thửa, bản đồ địa hình cũ...nên có độ chênh lớn giữa diện tích thực tế và diện tích ghi trên “sổ đỏ”. Muốn quản lý số đất này cũng chẳng dễ dàng gì do bản đồ địa chính cũ nhiều mảnh rách nát, hư hỏng nặng. Nhiều vụ việc tranh chấp đất lâm nghiệp, xin chỉ giới khoanh vùng của bà con chưa được giải quyết cũng chỉ vì không có bản đồ địa chính chính quy.
Giờ đây, với khoa học công nghệ mới như sử dụng ảnh chụp từ máy bay, lập bản đồ hoàn toàn bằng công nghệ số trên hệ tọa độ chính quy VN – 2000..., bộ bản đồ địa chính chính quy mới đã được hoàn thành sớm với độ chính xác cao (theo đánh giá của giới chuyên môn nếu làm theo công nghệ cũ thì hơn 10 năm nữa cũng chưa xong) đáp ứng được nhu cầu sử dụng của địa phương.
Ông Huỳnh Giáp, Giám đốc Sở TN&MT Bình Thuận, một trong 5 tỉnh đầu tiên được bàn giao bản đồ địa chính chính quy không giấu nổi niềm vui được cầm trên tay bộ bản đồ địa chính của cả tỉnh “đây thực sự là công cụ đắc lực giúp địa phương rà soát lại quỹ đất, bổ sung điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, quy hoạch cụm dân cư, phát triển kinh tế trang trại theo đúng quy hoạch, chính xác và hợp lý.”
Bộ bản đồ địa chính chính quy này không chỉ giúp địa phương quản lý đất rừng mà còn sử dụng trong việc kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ quy hoạch đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất ở tỷ lệ 1/10.000 cấp xã, làm cơ sở tích hợp các loại bản đồ địa chính chính quy đã có ở tỷ lệ lớn hơn (1/5000; 1/2000, 1/1000, 1/500) tiến tới chuẩn hóa dữ liệu cho hệ thống thông tin đất đai đến cấp xã, tạo điều kiện tin học hóa việc quản lý cấp giấy CNQSDĐ, cập nhật thông tin địa chính tại địa phương”.
Còn việc cấp “sổ đỏ” đất lâm nghiệp cho bà con vùng núi, tỉnh đã tiến hành cấp được khoảng 20% nhưng là cấp theo bản đồ cũ nên số liệu giữa thực địa và sổ chưa được chuẩn. Có bộ bản đồ này, chúng tôi sẽ kết hợp đo vẽ làm bản đồ địa chính cơ sở đến tận thửa đất, căn chỉnh lại cho hợp lý và tiếp tục trao quyền sử dụng đất rừng cho tổ chức và cá nhân trồng rừng.
Cũng như Bình Thuận, xuân này, bà con trên các rẻo cao của vùng núi Hòa Bình, Tuyên Quang, Yên Bái, Ninh Thuận... cũng náo nức chờ tin vui được cầm trong tay giấy chứng nhận sử dụng mảnh đất rừng bao năm mình đã dày công chăm sóc...
BẢN TIN LIÊN QUAN
- Kiểm tra tiến độ GPMB và thi công tuyến đường bộ mới đoạn Phủ Lý - Mỹ Lộc
- UBND tỉnh họp về công tác GPMB dự án đường bộ nối quốc lộ 10 với quốc lộ 21 và cầu Tân Phong vượt sông Đào
- Bản đồ địa chính bằng không ảnh cho 17 tỉnh có đất rừng: “Điểm tựa” của hàng triệu sổ đỏ vùng xa...
- Đo vẽ bản đồ địa hình, bản đồ địa chính khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y
Tỉnh/Thành
Thống kê truy cập
Hôm nay
3801
Thống kê tuần
42035
Thống kê tháng
143596
Tất cả
1417054