Tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, Ngày Đại dương Thế giới năm 2018
Sáng ngày 5-6-2018, tại khu sinh thái xã Nghĩa Thắng huyện Nghĩa Hưng, Sở TN và MT phối hợp với Hội CCB tỉnh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (5-6), Ngày Đại dương Thế giới (8-6) và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2018. Đến dự có các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Đồng chí Phạm Văn Sơn- Phó giám đốc Sở TN và MT; thiếu tướng Trần Quang Tiến – Chủ tịch hội cựu chiến binh tỉnh Nam Định; lãnh đạo Huyện ủy – đồng chí Hà Thị Lan Anh – TUV-Bí thư huyện ủy Nghĩa Hưng; Sái Hồng Thanh- chủ tịch UBND Huyện, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Nghĩa Hưng và gần 800 cán bộ, hội viên CCB; cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ngọc Lâm, Công an Huyện, Hải đội 2, đoàn viên, thanh niên, các em học sinh tại trường cấp 3 Nghĩa Hưng C.
 
Đồng chí Phạm Văn Sơn- Phó GĐ Sở TN và MT phát động tại mít tinh

      Chủ đề Ngày Môi trường Thế giới năm 2018 là : “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” nhằm nâng cao nhận thức, ý thức về tác hại của chất thải nhựa và túi nilon khó phân hủy đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng; kêu gọi cộng đồng cùng nhau thay đổi thói quen tiêu dùng và thải bỏ chất thải nhựa.  Trên thế giới: Mỗi phút chúng ta sử dụng 1 triệu chai nhựa. Mỗi năm sử dụng 500 tỷ túi nilon. 50% vật dụng nhựa chúng ta sử dụng là loại dùng một lần. Gần 1/3 túi nilon chúng ta sử dụng không được thu gom và xử lý. Hàng năm có tới 13 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương, gây tổn thương  đến hệ san hô, đe dọa hệ động vật đại dương. Chất thải nhựa đổ ra đại dương có thể bao quanh bốn vòng trái đất mỗi năm, và nó có thể tồn tại 1000 năm trước khi bị tiêu hủy hoàn toàn. Chất nhựa đã hiện hữu trong nguồn nước sinh hoạt, chúng chứa một số hóa chất có thể gây độc và rối loạn hóc môn. Chất thải nhựa cũng là cục nam châm hút các chất độc khác như là dioxin, kim loại và thuốc trừ sâu.
Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới  năm 2018 là: “Cùng chung tay giữ màu xanh của biển” nhằm tăng cường trách nhiệm của tất cả cộng đồng để chăm sóc đại dương xanh, khuyến khích các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa và ngăn chặn rác thải nhựa trên biển vì một đại dương khỏe mạnh hơn, cho một tương lai tốt đẹp hơn.  Trên thế giới: Mỗi phút chúng ta sử dụng 1 triệu chai nhựa. Mỗi năm sử dụng 500 tỷ túi nilon. 50% vật dụng nhựa chúng ta sử dụng là loại dùng một lần. Gần 1/3 túi nilon chúng ta sử dụng không được thu gom và xử lý. Hàng năm có tới 13 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương, gây tổn thương  đến hệ san hô, đe dọa hệ động vật đại dương. Chất thải nhựa đổ ra đại dương có thể bao quanh bốn vòng trái đất mỗi năm, và nó có thể tồn tại 1000 năm trước khi bị tiêu hủy hoàn toàn. Chất nhựa đã hiện hữu trong nguồn nước sinh hoạt, chúng chứa một số hóa chất có thể gây độc và rối loạn hóc môn. Chất thải nhựa cũng là cục nam châm hút các chất độc khác như là dioxin, kim loại và thuốc trừ sâu.
Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đánh giá, Việt Nam là một trong 5 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất thế giới. Bên cạnh đó, công tác quản lý, xử lý rác thải nhựa hiện nay ở nước ta chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp cao, không tiết kiệm quỹ đất, tại nhiều khu vực chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm hiện đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường.
 

Đ/c Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh phát biểu
 
 
 
Đông đảo lực lực tham gia mít tinh
Tại buổi Mít tinh  thay mặt lãnh đạo Sở TN&MT tỉnh, Đồng chí Phạm Văn Sơn phát động Tháng hành động vì môi trường“ từ nay đến hết tháng 7,  và đề nghị các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, mọi nhà, mọi người hãy hưởng ứng bằng những hoạt động thiết thực, cụ thể:
- Mỗi cơ quan, tổ chức có xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức chuỗi các hoạt động hưởng ứng phát động Tháng hành động vì môi trường“.
- Các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể tập trung phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện tiêu chí môi trường, tiêu chí môi trường nâng cao trong xây dựng huyện, xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của BVMT, quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường biển. Chú trọng nâng cao nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp, Trung tâm thương mại, siêu thị về giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng, thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải nhựa, túi ni lông, chất thải nguy hại, vỏ bao bì thuốc BVTV. Tăng cường công tác quản lý, vận hành, khai thác hiệu quả và bền vững các công trình BVMT.
-  Thực hiện thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải đúng quy định: Không vứt rác bừa bãi; không thải rác thải nhựa ra môi trường; không xả nước thải, khí thải chưa được xử lý ra ngoài môi trường; không đốt chất thải nhựa, túi ni lông, rơm rạ và các sản phẩm phụ sau thu hoạch.
- Tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng như: Tổ chức lễ mít tinh, ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom, phân loại, xử lý chất thải, chú trọng phân loại rác thải nhựa làm mục đích tái chế, tái sản xuất; Tổ chức ký cam kết: cắt giảm sử dụng nhựa, giảm thiểu đóng gói bao bì sản phẩm bằng nhựa và nilon, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường thay thế túi nilon, sử dựng sản phẩm nhựa có thể tái chế; Phát động  phong trào “Nói KHÔNG với túi nylông”; “Nói KHÔNG với sản phẩm nhựa dùng một lần”,…
- Đối với các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phát sinh chất thải cần nghiêm chỉnh chấp hành lập thủ tục hồ sơ BVMT cũng như có các biện pháp giảm thiểu, hạn chế tác động có hại tới môi trường theo đúng quy định của Luật BVMT.
- Các cơ quan, đơn vị, cá nhân theo chức năng, quyền hạn của mình tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về BVMT.
Sau lễ mít tinh toàn thể các đ/c Lãnh đạo và các lực lực tham gia và đông đảo tầng lớp nhân dân địa phương tích cực tham gia dọn vệ sinh môi trường biển tại khu vực khu sinh thái ven biển xã Nghĩa Thắng huyện Nghĩa Hưng./.
Các hoạt động dọn vệ binh môi trường của các tầng lớp địa phương.