Những vấn đề môi trường nổi bật của tỉnh Nam Định
Nam Định là tỉnh có 85% dân số ở nông thôn, có 71 làng nghề với cơ cấu 7 nhóm. Tại các làng nghề công tác bảo vệ môi trường chưa được coi trọng đúng mức nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại 21% tổng số làng nghề.

Làng nghề Vân Tràng mỗi ngày sử dụng 50-70 tấn thép, 30 tấn than, 14 hộ mạ bản lề và phụ tùng xe đạp thường xuyên sử dụng các loại hoá chất: H2SO4, NaOH, Ni, HCl...nước thải từ các bể mạ chạy thẳng ra sông ngòi.

Làng nghề Cổ Chất và làng dệt tẩy nhuộm Cự Trữ có 500 hộ, mỗi ngày sản xuất 1 tấn tơ, sử dụng 10 tấn than, 4 lò tẩy sợi, dùng các hoá chất H2SO4, NaOH, H2O2, Zaven...nước thải đều không xử lý chủ yếu tự thấm vào đất hoặc chảy tràn tự do vào ao, sông, hồ.

Chất thải rắn chưa được chú ý thu gom, chưa có bãi đổ thải hợp vệ sinh.

Trang thiết bị máy móc của làng nghề phần lớn là cũ kĩ, lạc hậu, tự chế tạo, lao động thủ công là chính. Làng nghề mạ kim loại, tẩy nhuộm tỷ lệ ung thư cao; làng nghề cơ khí, đúc thì tỷ lệ mắc bệnh phổi, phế quản cao.  

Ô nhiễm môi trường LVS Đáy:

Chất lượng nước sông Đáy toàn lưu vực trên địa bàn Nam Định đều bị ô nhiễm, thành phần ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ và vi sinh, nước sông Đáy cũng đã xuất hiện dư lượng thuốc BVTV và dầu mỡ.

Vệ sinh môi trường tại nông thôn:

Khối lượng thuốc BVTV sử dụng tại khu vực nông thôn Nam Định hàng năm lên tới 300 tấn, toàn tỉnh chỉ có 52,4% số xã tổ chức thu gom rác thải, 295 xã có hố thu gom trong thôn xóm; 20% số xã có bãi chôn lấp rác. Đây là nguyên nhân làm môi trường ô nhiễm nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người dân.

100% số xã trong tỉnh chưa có điều kiện xử lý nước thải.

Những việc Nam Định đã làm được

Đã đưa vào sử dụng 49 công trình cấp nước sạch, trong đó 35 công trình có quy mô phục vụ từ 3.000-20.000 người dân. Tổng số dân được sử dụng nước sạch đã nâng lên 68%.

Giải quyết cơ bản việc thu gom xử lý rác tại các khu dân cư.

Những vấn đề thách thức của tỉnh

Ô nhiễm môi trường LVS Đáy.

Ô nhiễm môi trường các làng nghề.