Đề cương tuyên truyền hưởng ứng ngày môi trường thế giới, ngày quốc tế đa dạng sinh học, ngày đại dương thế giới, tuần lễ biển hải đảo Việt Nam năm 2017
(Kèm theo Công văn số 1041 ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 45./KH - UBND ngày 8/5/2017 của UBND tỉnh về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày quốc tế Đa dạng sinh học, Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đại dương thế giới và Tuần lễ Biển và Hải Đảo Việt Nam năm 2017)
LỊCH SỬ NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI 05 THÁNG 6
Đại Hội đồng Liên hợp quốc sáng lập Ngày Môi trường thế giới vào năm 1972, đánh dấu ngày khai mạc Hội nghị Stockholm về Môi trường và Con người (5/6/1972). Đây cũng là ngày Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) ra đời.
Hàng năm, vào Ngày Môi trường thế giới 5/6, Đại Hội đồng Liên hợp quốc chọn một thành phố làm nơi tổ chức lễ kỷ niệm chính thức với mục đích tập trung sự chú ý của toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường, khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường. Chính phủ và thành phố nước chủ nhà sẽ hợp tác với UNEP để tổ chức trọng thể các hoạt động quốc tế về bảo vệ môi trường. Chủ đề, khẩu hiệu và logo của Ngày Môi trường thế giới sẽ được chuyển tải thông qua các tài liệu tuyên truyền cũng như các hoạt động hưởng ứng sự kiện trên toàn cầu.
Các hoạt động tổ chức Ngày Môi trường thế giới rất đa dạng, phong phú. Ngày Môi trường thế giới chính là “sự kiện của người dân” tham gia các hoạt động như tuần hành, diễu hành bằng xe đạp; tổ chức các buổi hoà nhạc xanh, các cuộc thi viết, vẽ, tìm hiểu về môi trường; phát động chiến dịch trồng cây xanh, các chiến dịch khuyến khích tái chế chất thải và làm sạch môi trường; tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn về chủ đề gìn giữ sự trong lành của môi trường vì lợi ích của các thế hệ mai sau...
Ngày Môi trường thế giới còn là cơ hội để ký kết hay phê chuẩn các công ước quốc tế về lĩnh vực môi trường. Các công chức địa phương, vùng và chính phủ, các nguyên thủ quốc gia và các bộ trưởng môi trường sẽ đưa ra các công bố và cam kết chăm sóc trái đất của chúng ta.
Việt Nam tham gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới từ năm 1982. Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan tổ chức trọng thể ngày lễ này ở tất cả các tỉnh thành trên phạm vi cả nước.
Năm 2017 được Liên hợp quốc chọn là  Năm quốc tế về các tiểu quốc đảo đang phát triển. Chủ đề ngày Môi trường thế giới 05/6/2017 là: “Sống hài hòa với thiên nhiên” nhằm kêu gọi, khuyến khích cộng đồng gắn bó hữu cơ với thiên nhiên, từ đó cảm nhận vẻ đẹp cũng như tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống; đồng thời chia sẻ, tiếp nối lời kêu gọi bảo vệ Trái đất, bảo vệ mối quan hệ hài hòa và bền vững giữa con người và thiên nhiên.
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI
Tại sao lại kỉ niệm Ngày Môi trường thế giới?
Khi chúng ta nhìn vào những vấn đề liên quan đến suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu, thật dễ dàng để đổ lỗi cho những người khác, chẳng hạn như chính phủ không ưu tiên cho các chính sách môi trường, các doanh nghiệp sản xuất làm tăng lượng khí thải nhà kính, các tổ chức phi chính phủ không có những hạnh động và tiếng nói mạnh mẽ cho môi trường hay những cá nhân không tham gia bảo vệ môi trường… Ngày Môi trường thế giới chính là ngày mà chúng ta gạt sang một bên những khác biệt và cùng chúc mừng, ghi nhận những kết quả thành công chúng ta đã làm được trong bảo vệ môi trường.
Bằng cách kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới, chúng ta đã nhắc nhở bản thân mình và những người xung quanh về tầm quan trọng của việc quan tâm tới môi trường. Hãy nhớ rằng mọi hành động dù nhỏ nhất đều có ích; vì thế hãy tham gia cùng chúng tôi: mỗi năm, ở khắp mọi nơi, với tất cả mọi người!
Những gợi ý về hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới
Dưới đây là những sự kiện và hoạt động thực tiễn có thể tổ chức vào dịp Ngày Môi trường thế giới. Tuy nhiên, đây chỉ là những nội dung tham khảo và có rất nhiều hoạt động mà bạn đề xuất có thể phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh địa phương bạn hơn. Nếu mỗi chúng ta đóng góp một phần cho lễ kỷ niệm này, chắc chắn sẽ tạo ra những thành công vang dội.
·         Triển lãm nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ/ Festival phim môi trường
·         Các chương trình giao lưu, đối thoại với người nổi tiếng
·         Các cuộc thi môi trường
·         Hòa nhạc môi trường
·         Hoạt động trình diễn môi trường
·         Kịch và thơ môi trường
·         Giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường
·         Flash mobs
·         Các gói thông tin
·         Các hoạt động truyền thông trực tuyến và xã hội
·         Quảng bá và Truyền thông
·         Hoạt động thể thao
Những ý tưởng khác: tự thiết kế ý tưởng và hướng dẫn của riêng bạn, và chia sẻ với chúng tôi!
 
 
 
ĐA DẠNG SINH HỌC: NỀN TẢNG CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
            Số phận của nhân loại được liên kết chặt chẽ với đa dạng sinh học – sự đa dạng của sự sống trên trái đất. Đa dạng sinh học là thiết yếu cho sự phát triển bền vững và hạnh phúc của loài người.
 Đa dạng sinh học là một tài sản quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và địa phương. Đa dạng sinh học hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động kinh tế quan trọng và việc làm trong các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, dược phẩm, bột giấy và giấy, mỹ phẩm, làm vườn, xây dựng và công nghệ sinh học.
 Sản xuất lương thực phụ thuộc vào đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái. Hàng nghìn giống cây trồng và giống vật nuôi được phát hiện từ các nguồn gen phong phú của các loài trong tự nhiên. Đa dạng sinh học cũng là cơ sở cho sự phì nhiêu của đất, sự thụ phấn, kiểm soát dịch hại và tất cả các vấn đề quan trọng khác đối với sản xuất lương thực của thế giới.
Cung cấp nước sạch và an toàn cũng phụ thuộc vào đa dạng sinh học. Chức năng hệ sinh thái được ví như cơ sở hạ tầng tự nhiên về nước với chi phí ít hơn các gải pháp công nghệ. Rừng bảo vệ nguồn nước, đất ngập nước điều tiết lũ, và đất tốt cũng làm tăng lượng nước và lượng dinh dưỡng cho cây trồng, giúp giảm tác động phi nông nghiệp.
Đa dạng sinh học và các chức năng sinh thái cung cấp các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho y tế - bao gồm các chất dinh dưỡng, làm sạch không khí, nước và điều tiết dịch bệnh. Đa dạng sinh học là nền tảng của y học cổ truyền; một số lượng lớn các loại thuốc hàng đầu trên thế giới chứa các thành phần có nguồn gốc, chiết xuất từ thực vật.
Đa dạng sinh học là cơ sở cho sinh kế bền vững. Lợi ích từ đa dạng sinh học đặc biệt quan trọng đối với người nghèo và nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Đối với nhiều người, hàng hóa và dịch vụ đa dạng sinh học trực tiếp hình thành mạng lưới an toàn xã hội.
Tri thức truyền thống về đa dạng sinh học cũng rất quan trọng và có giá trị không chỉ đối với cuộc sống của những người phụ thuộc vào tự nhiên, mà còn đối với ngành công nghiệp và nông nghiệp hiện đại.
Đa dạng sinh học là nền tảng của công việc, hệ thống niềm tin và sự tồn tại của nhiều phụ nữ. Kiến thức và vai trò của phụ nữ trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học có thể đảm bảo sự tham gia đầy đủ của họ vào các hoạt động bảo tồn, từ đó góp phần đáng kể vào phát triển bền vững.
Đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trong giảm nhẹ biến đổi khí hậu thông qua việc góp phần cô lập carbon trong một số của quần xã sinh vật. Đa dạng sinh học cũng là nền tảng cho khả năng phục hồi hệ sinh thái và đóng vai trò quan trọng như là một phần rủi ro thiên tai và chiến lược xây dựng hòa bình. Rừng, đất ngập nước và rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tác động của các sự kiện cực đoan như là hạn hán, lũ lụt, sóng thần.
Ngay cả những môi trường nhân tạo tại các thành phố cũng liên kết và bị ảnh hưởng bởi đa dạng sinh học. Các giải pháp dựa vào hệ sinh thái để điều tiết nước, kiểm soát khí hậu và các thách thức khác vừa có thể bảo vệ đa dạng sinh học vừa ít tốn kém. Khu vực cây xanh tại các thành phố giảm tình trạng bạo lực, nâng cao sức khỏe con người và hạnh phúc và củng cố tính cộng đồng. Mặc dù vậy, đa dạng sinh học đang bị mất đi với một tốc độ lớn, phần lớn là do các hoạt động của con người.
Hiện nay các chính phủ đã thực hiện một số cam kết nhằm bảo vệ đa dạng sinh học. Một thành tựu quan trọng mà Công ước đa dạng sinh học đã đạt được là việc thông qua Kế hoạch chiến lược đa dạng sinh học giai đoạn 2011 – 2020 và Mục tiêu Aichi về đa dạng sinh học. Tuy nhiên để đảm bảo việc đạt được các kế hoạch và mục tiêu Aichi, vấn đề đa dạng sinh học cần được giải quyết có hiệu quả trong các nội dung của Kế hoạch Phát triển bền vững. Chương trình nghị sự phát triển bền vững giai đoạn sau năm 2015 đề xuất một mục tiêu về quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững, trong đề xuất mục tiêu về bảo vệ dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học và đảm bảo quản lý tốt nước và tài nguyên thiên nhiên khác. Đa dạng sinh học là thiết yếu để đạt được các mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững, bao gồm xóa đói giảm nghèo.
Kỷ niệm Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2017 với chủ đề “Đa dạng sinh học và Du lịch bền vững”  tạo cơ hội nâng cao nhận thức và hành động đối với những đóng góp quan trọng của du lịch bền vững cho sự phát triển kinh tế, bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học đối với cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách công và tư nhân nhằm huy động sự tham gia của tất cả các bên liên quan làm cho du lịch trở thành chất xúc tác cho sự thay đổi tích cực. Bên cạnh đó chủ đề này cũng tạo cơ hội góp phần vào các sáng kiến đang triển khai như Chương trình du lịch bền vững trong khuôn khổ Chương trình 10 năm về tiêu thụ và sản xuất bền vững và thúc đẩy hướng dẫn Cục Bảo tồn về Đa dạng sinh học và Phát triển du lịch. Ngoài ra trong khuôn khổ Chương trình nghị sự toàn cầu 2030 về Phát triển bền vững và các Mục tiêu phát triển bền vững, Năm quốc tế đa dạng sinh học nhằm hỗ trợ thay đổi về chính sách, hành vi kinh doanh và tiêu dùng đối với một số ngành du lịch bền vững hơn có thể đóng góp cho các mục tiêu phát triển bền vững.
LỊCH SỬ NGÀY ĐẠI DƯƠNG THẾ GIỚI
The concept for a “World Ocean Day” was first proposed in 1992 by the Government of Canada at the Earth Summit in Rio de Janeiro."Ngày Đại dương Thế giới" (World Ocean Day) là sáng kiến lần đầu tiên được Chính phủ Canada đề xuất vào năm 1992 tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất tại Rio de Janeiro. Sau đó được Ủy ban Hải dương học liên Chính phủ (IOC) của UNESCO thừa nhận vào Năm quốc tế Đại dương 1998 tổ chức tại Lisbon (Bồ Đào Nha), khi ấy Việt Nam cũng tham gia sự kiện này.
 Từ năm 2002, Dự án Đại dương (Ocean Project) của Liên hiệp quốc và Mạng lưới Đại dương toàn cầu (World Ocean Network) đã giúp thúc đẩy và phối hợp các sự kiện của Ngày Đại dương Thế giới trên nhiều quốc gia với các tổ chức quản lý, điều hành các công viên biển, vườn thú, bảo tàng và các tổ chức bảo tồn, các trường đại học, trường học, và các doanh nghiệp. Each year an increasing number of countries and organizations have been marking June 8th as an opportunity to celebrate our world ocean and our personal connection to the sea.Mỗi năm thu hút ngày càng tăng số lượng các nước và các tổ chức tham gia hưởng ứng sự kiện này.
As a result of a United Nations General Assembly resolution passed in December 2008, World Oceans Day is now officially recognized by the UN as June 8th each yearNhờ những nỗ lực toàn cầu không mệt mỏi nói trên, từ năm 2009 Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã chính thức chọn ngày 08 tháng 06 hàng năm là Ngày Đại dương Thế giới. Đặc biệt các quốc gia có biển trên thế giới đã thông qua lần đầu tiên “Tuyên bố Đại dương Manado” tại Hội nghị Đại dương thế giới tổ chức ở Indonesia ngày 14/5/2009, mà Thủ tướng Chính phủ đã ủy quyền Bộ trưởng Bộ TN&MT tham gia thảo luận và thông qua Tuyên bố nói trên.
Mục tiêu chung của việc tổ chức Ngày Đại dương Thế giới là nâng cao nhận thức cho công chúng và các nhà quản lý về vai trò cực kỳ  quan trọng của biển và đại dương trong đời sống hàng ngày của chúng ta và cổ vũ các hành vi “vì sự bền vững của biển cả”.
Ngày đại dương Thế giới còn là ngày mọi người trên hành tinh chúng ta kỷ niệm và tôn vinh những giá trị của đại dương cho sự sống, cho những gì nó cung cấp cho con người và những gì nó đại diện. Chủ đề ngày Đại dương thế giới (8/6) năm 2017 là “Đại dương của chúng ta, tương lai của chúng ta”
TUẦN LỄ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo vì sự phát triển bền vững đất nước, cũng như ý nghĩa quan trọng  của Ngày Đại dương Thế giới, năm 2008 Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, ngay từ những tháng đầu thành lập đã xin Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép tổ chức Tọa đàm nhân sự kiện này. Cuộc tọa đàm đã thu hút sự quan tâm của nhiều bộ, ngành trung ương và các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam. Các đại biểu đều đồng nhất về nhận thức cần phải tổ chức Tháng hoặc Tuần lễ biển, hải đảo của Việt Nam để có những hành động thiết thực hưởng ứng ngày Đại dương Thế giới 8/6.
Với tư cách là một quốc gia biển, Chính phủ Việt Nam là một trong số 9 quốc gia đầu tiên tổ chức các sự kiện chào mừng ngày Đại dương Thế giới vào tháng 6 năm 2009 trong khuôn khổ Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam.
1. Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam được coi là một sự kiện lịch sử trong lĩnh vực biển và hải đảo ở nước ta
Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam là một sự kiện lịch sử quan trọng về lĩnh vực biển và hải đảo đã được Chính phủ quy định tại điểm a khoản 2 Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06/3/2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Ngày 12/6/2009 tại Công văn số 950/TTg-KTN, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương ven biển tổ chức từ ngày 01 đến ngày 08 hàng năm, để hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (ngày 05 tháng 6) và Ngày Đại dương thế giới (ngày 08 tháng 6).
Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam chính thức trở thành một hoạt động thường niên kể từ năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định đây là sự kiện quan trọng không chỉ có ý nghĩa sâu sắc và mang tầm quốc gia còn có ý nghĩa cả về phương diện quốc tế.
2. Ý nghĩa của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam
Tuần lễ Biển, Hải đảo Việt Nam là sự kiện duy nhất tôn vinh biển, hải đảo và để bầy tỏ mối quan tâm gắn bó của con người với biển, đảo vì tương lai của chính chúng ta. Mục tiêu chung của việc tổ chức Tuần lễ Biển, Hải đảo Việt Nam là nâng cao nhận thức cho cộng đồng và các nhà ra quyết định về vai trò quan trọng của biển, đảo trong đời sống qua đó cổ vũ các hành vi “vì sự bền vững của biển cả”.
Biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, là nơi nương tựa của hàng chục triệu người dân đất Việt, là không gian sinh tồn của dân tộc, là địa bàn chiến lược trong bảo vệ và phát triển đất nước, là phần Tổ quốc thiêng liêng trên biển của đất nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Vì vậy,Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam hàng năm là dịp Việt Nam khẳng định tiềm lực to lớn về kinh tế biển; thể hiện ý trí quyết tâm phát triển toàn diện ngành biển, bảo vệ tài nguyên môi trường vùng biển, đảo bền vững. Đồng thời với việc đẩy mạnh chương trình hành động cụ thể để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, đồng thời bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển.
Kỷ niệm Ngày Đại dương thế giới (08/6) và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (01/6 – 08/6) hàng năm là dịp để Việt Nam khẳng định tiềm lực lớn về kinh tế biển; thể hiện ý chí quyết tâm phát triển toàn diện ngành nghề biển, bảo vệ tài nguyên môi trường vùng biển, đảo bền vững và bảo vệ vững chắc chủ quyền Quốc gia trên biển. Kỷ niệm Ngày Đại dương thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam còn là dịp tuyên truyền, vận động mọi người dân nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên và môi trường biển, đảo; lòng tự hào, ý thức dân tộc đối với chủ quyền vùng biển của tổ quốc, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội đất nước.Take part in World Oceans Day events and activities this year and help protect our ocean for the future!
Sự hưởng ứng nhiệt tình của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc kỷ niệm Ngày Đại dương thế giới và hưởng ứng Tuần lễ biển và Hải đảo Việt Nam (01 – 8/6) nhằm góp phần thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 tại Nghị quyết hội nghị lần thứ 4, BCH Trung ương Đảng khóa X đã đề ra. Đây cũng là công việc cần thiết để duy trì một truyền thồng mới để khai thác, sử dụng và phát triển bền vững biển, hải đảo Việt Nam và nhờ đó góp phần vào việc giữ cho đại dương của nhân loại được khoẻ mạnh, đặc biệt là cho các thế hệ tương lai của chúng ta.