ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN CHỐNG RÁC THẢI NHỰA HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG, NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI (5/6) NĂM 2023

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN CHỐNG RÁC THẢI NHỰA

HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG,

NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI (5/6) NĂM 2023

1.Thông điệp và chủ đề Ngày Môi trường thế giới (5/6) năm 2023.

Ngày Môi trường thế giới 05 tháng 6 năm 2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” (Solutions to Plastic Pollution), trong đó tập trung thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution).

Theo đánh giá của UNEP, ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang trở thành vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Hằng năm, trên thế giới có khoảng 400 triệu tấn nhựa được sản xuất, một nửa trong số đó được thiết kế chỉ sử dụng một lần, ít hơn 10% được tái chế. Ước tính có khoảng 19 - 23 triệu tấn được thải ra hồ, sông và biển hằng năm. Microplastic là các hạt nhựa nhỏ đi vào thức ăn, nguồn nước và không khí. Ước tính mỗi người trên hành tinh có thể phải tiếp nhận hơn 50.000 hạt nhựa mỗi năm. Nhựa dùng một lần bị vứt bỏ hoặc đốt cháy gây hại cho sức khỏe con người, gây ô nhiễm các hệ sinh thái, từ đỉnh núi đến đáy đại dương.

Những năm qua, Việt Nam đã, đang thực thi nhiều cơ chế, chiến lược, chính sách, đề án để giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường, điển hình như Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 đã bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống.

Vì vậy, chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2023 nhằm truyền tải mạnh mẽ thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu; kiểm soát, giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa thông qua các chính sách, sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực; hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn; tăng cường tái chế, tái sử dụng; thúc đẩy xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; thực thi hiệu quả chính sách chống rác thải nhựa.

2. Quy định về giảm thiểu rác thải nhựa:

Điều 73 Luật BVMT 2020 quy định: Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử tý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương.

2. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý.

3. Các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần và sản phẩm thay thế bao bì nhựa khó phân hủy sinh học được chứng nhận thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

4. Chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Chất thải nhựa không thể tái chế phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động kinh tế trên biển phải được thu gom để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý và không được xả thải xuống biển.

5. Nhà nước khuyến khích việc tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa, vật liệu xây dựng, công trình giao thông; khuyến khích nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa trôi nổi trên biển và đại dương; có chính sách thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn; tuyên truyền, vận động việc hạn chế sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa sử dụng một lần; tuyên truyền về tác hại của việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển, rác thải nhựa đối với hệ sinh thái

7. Chính phủ quy định lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu, sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.

Điều 64 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định: Lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa

1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, không sản xuất và nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50cm x 50cm và độ dày một lớp màng nhỏ hơn 50 µm, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu hoặc sản xuất, nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học phải thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý theo quy định tại Nghị định này.

3. Giảm dần việc sản xuất và nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa. Sau ngày 31 tháng 12 năm 2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu và trường hợp sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định và tổ chức triển khai hoạt động quản lý chất thải nhựa; bảo đảm sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch, trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; tổ chức thanh tra, kiểm tra các đơn vị sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học trên địa bàn.

3. Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 04/02/2020 của UBND tỉnh Nam Định về Kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.

Mục tiêu:

TT

Nội dung

Đến năm 2025

Đến năm 2030

1

Giảm thiểu rác thải nhựa trên biển và đại dương

50%

75%

2

Ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom

50%

100%; chấm dứt thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển

3

Các khu, điểm du lịch, cskddv lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sp nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy

80%

100%

4

Phát động tổ chức chiến dịch thu gom, làm sạch các bãi tắm biển trên địa bàn tỉnh

tối thiểu 2 lần/năm

VQG Xuân Thuỷ không còn rác thải nhựa

5

Quan trắc hằng năm và định kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương

Tại cửa Ba Lạt (SHồng), cửa Đáy (S Đáy)

Tại cửa Ba Lạt (Sông Hồng), cửa Đáy (Sông Đáy), cửa Lạch Giang (Sông Ninh Cơ) và cửa Hà Lạn (Sông Sò).

4. Ô nhiễm từ rác thải nhựa:

Việc lạm dụng quá mức sản phm từ nhựa và thu gom, tái chế, tái sử dụng không tương thích sẽ xuất hiện một loại cht thải nhựa tràn lan trong môi trường, gây nênô nhiễm trắng” do:

+ Nhu cầu sử dụng nhựa ngày càng tăng;
+ Sử dụng đồ nhựa dùng một lần rồi thải bỏ;
+ Lượng tái chế, tái sử dụng, xử lý thấp;
+ Ý thức, trách nhiệm hạn chế;
+ Công nghệ xử lý chưa đảm bảo môi trường.

5. Một số tác hại của chất thải nhựa:

- Nhựa được sử dụng tràn lan, thải bỏ bừa bãi lan tràn khắp, mất mĩ quan ,chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh tiềm tàng, chất độc môi trường và tắc nghẽn cống rãnh, nổi trên ao hồ, ô nhiễm môi trường

- Chôn lấp nhựa, túi ni-lông, sẽ tồn tại trong lòng đất hàng trăm, hàng nghìn năm, cản trở sinh trưởng và phát triển các thực vật, nguyên nhân thay đổi thành phần đất, sói mòn đất.

- Đốt rác thải nhựa làm gia tăng khí thải nhà kính: như CO, VOC, PAH, ...và đặc biệt là dioxin furan gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như ung thư, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn tiêu hóa.

- Ngăn chặn oxy vào nước, các loại động thực vật dưới nước không thể quang hợp và hô hấp;

- Ô nhiễm môi trường do hóa chất, chất lỏng trong chai lọ chảy ra;

- Ô nhiễm nguồn nước và đất do rác thải nhựa khó phân hủy, chúng sẽ đi vào cơ thể của các loài sinh vật gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khoẻ con người
- Các loài động vật nghĩ rác thải nhựa là thức ăn và khi chúng ăn vào lại không thể tiêu hóa và chết;

- Một số loài cá thì bị mắt kẹt vào các tấm lưới hoặc trong bao nilon và không ra được rồi chết.

6. Gợi ý một số biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa:

- Cắt giảm sử dụng nhựa, giảm đóng gói bao bì sản phẩm bằng nhựa và ni lông;

- Hạn chế mua hàng lắt nhắt;

- Hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa;

- Không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, như: thìa, dĩa, đĩa, cốc, bát nhựa; chai nước nhựa,…

- Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khi đi mua hàng, như: làn inox kéo tay, làn cói, túi vải,….;

- Sử dụng các sản phẩm từ vật liệu thân thiện với môi trường thay thế ni lông, sản phẩm nhựa dùng một lần;

- Sử dụng các sản phẩm nhựa có khả năng tái chế, tái sử dụng;

- Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn;

- Tái chế, tái sử dụng đồ nhựa đã dùng.

- Tuyên truyền chống rác thải nhựa tới người thân, cộng đồng.

7. Khẩu hiệu truyền thông chống rác thải nhựa:

1.- Rác thải nhựa đang giết chết sinh vật biển.

2.- Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm.

3.- Cùng liên kết chống lại biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự phá hủy hệ sinh thái toàn cầu.

4.- Ngay bây giờ: Nói không với túi ni lông và đồ nhựa dùng một lần chính là việc làm cứu Trái Đất.

5.- Loại bỏ rác thải nhựa bằng cách tái sử dụng và xử lý nó.

6.- Quyết tâm! Nói không với túi ni lông và đồ nhựa dùng một lần.

7.- Sử dụng nguồn nguyên liệu xanh là góp phần bảo vệ môi trường.

8.- Nâng cao chất lượng môi trường kích thích phát triển kinh tế và chống lại đói nghèo.

9.- Sử dụng nguồn nguyên liệu xanh là góp phần bảo vệ môi trường.

10.- Ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng thuốc trừ sâu, các sản phẩm từ nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân huỷ.

11.- Hãy cứu thế giới và nói không với đồ dùng từ nhựa;

12- Hãy sử dụng các vật dụng có thể tái chế và phân hủy;

13- Hạn chế sử dụng nhựa là sự cứu rỗi của bạn đối với hệ sinh thái;

14- Quyết tâm! nói không với túi ni lông và nhựa;

15- Một túi ni lông, giết ngàn thế hệ;

16- Nói không với rác thải khó phân hủy;

17- Túi ni lông - Sự tiện lợi của bạn hôm nay là nỗi lo của ngàn năm sau;

18 - Hãy tái chế bất cứ đồ nhựa nào khi có thể.

8. Quy định xử phạt rác thải nhựa theo quy định của Nghị định 45/2022/NĐ-CP:

Điểm d, khoản 2, Điều 25: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển.

Khoản 2, Điều 35:

+ Điểm a: Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao dưới 50 tấn phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác;

+ Điểm b: Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao từ trên 50 tấn đến 100 tấn phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác;

+ Điểm c: Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao trên 100 tấn phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác.

Chú ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Hỗ trợ thông tin truyền thông, xin liên hệ, bà Trần Thị Thanh Tùng, Chi cục Bảo vệ Môi trường Nam Định, số điện thoại và zalo: 084 6336 999. Email:chicucbvmtnamdinh@gmail.com