NHẬN ĐỊNH XU THẾ THỜI TIẾT, THUỶ VĂN MÙA MƯA BÃO, LŨ NĂM 2024

PHẦN I

TÓM TẮT TÌNH HÌNH THỜI TIẾT THỦY VĂN MÙA MƯA BÃO, LŨ

NĂM 2023 VÀ CÁC THÁNG MÙA ĐÔNG XUÂN NĂM 2023 – 2024

I. TÓM TẮT TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN MÙA MƯA BÃO, LŨ NĂM  2023:

A. KHÍ TƯỢNG:

1) Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ):

Năm 2023 có 05 cơn bão và 03 ATNĐ hoạt động trên Biển Đông, số lượng bão/ATNĐ ở mức thấp hơn TBNN (TBNN: 11-13 cơn). Trong đó chỉ có 01 cơn ATNĐ đổ bộ vào đất liền nước ta, nhưng không ảnh hưởng đến tỉnh Nam Định.

2) Nhiệt độ và nắng nóng:

Nhiệt độ trung bình các tháng đều ở mức cao hơn TBNN từ 0,7 - 0,90C; riêng tháng 7 và 10 cao hơn TBNN từ 1,1 - 1,90C.

Trong năm 2023 có 12 đợt nắng nóng và nắng nóng gay gắt, xảy ra chủ yếu khu vực phía Bắc tỉnh, tương đương với năm 2015 về số đợt nắng nóng nhiều nhất trong chuỗi số liệu quan trắc. Trong đó, có 04 đợt kéo dài từ 6 – 9 ngày. Nhiệt độ cao nhất toàn mùa: 39,60C.

3) Mưa:

Tổng lượng mưa toàn mùa mưa bão (từ tháng 05 đến tháng 10) dao động từ 864 - 1295mm, ở mức thấp hơn TBNN từ 64 - 558mm (TBNN: 1358 - 1422mm), đặc biệt riêng khu vực vùng ven biển (quan trắc tại trạm Văn Lý) lượng mưa thấp nhất trong 19 năm qua với 864mm (trước đó vào năm 2004 là 802mm thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc). Trong đó, lượng mưa các tháng 5, 7, 8 và 10 ở mức thấp hơn so TBNN từ 52 - 260mm; tháng 69mức cao hơn TBNN từ 85 - 313mm. Trong toàn mùa, có 03 đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng.

4) Đặc trưng:

Bảng đặc trưng số liệu khí tượng các tháng mùa mưa, bão, lũ

(từ tháng 5 đến tháng 10/2023)

B. THỦY VĂN:

Nhận xét chung:

            - Mùa lũ năm 2023 xuất hiện muộn hơn so với quy luật nhiều năm (TBNN cuối tháng 7 đầu tháng 8), trận lũ đầu tiên của năm xuất hiện vào cuối tháng 8. Trên sông Ninh Cơ xuất hiện 02 trận lũ nhỏ với biên độ từ 1,5 – 1,7m. Đỉnh lũ cao nhất ở mức BĐI - BĐII và xuất hiện muộn hơn so với TBNN. Tại sông Đào xảy ra một đợt dao động nước lên nhanh. Mực nước cao nhất ở mức nhỏ hơn BĐI.

Trận lũ điển hình năm 2023

1) Sông Đào: Chịu ảnh hưởng chủ yếu của thủy triều và điều tiết của các hồ chứa phía thượng lưu. Tại trạm thủy văn Nam Định, mực nước trung bình các tháng ở mức nhỏ hơn TBNN và cùng kỳ năm trước, riêng tháng 5 ở mức cao hơn TBNN.

2) Sông Ninh Cơ: Chịu ảnh hưởng của thủy triều mạnh.

- Tại trạm thủy văn Trực Phương: Mực nước trung trung bình tháng 5,6,9,10 ở mức cao hơn TBNN và thấp hơn năm 2023 cùng kỳ; tháng 7,8 ở mức nhỏ hơn TBNN và năm 2023 cùng kỳ.

II. TÓM TẮT TÌNH HÌNH THỜI TIẾT THỦY VĂN CÁC THÁNG MÙA ĐÔNG XUÂN NĂM 2023 – 2024 (từ tháng 11/2023 đến 31/3/2024)

A. KHÍ TƯỢNG

1) Bão và Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)

 Tính từ đầu mùa Đông Xuân năm 2023 – 2024 đến nay (31/3/2024) có 01 cơn ATNĐ hoạt động trên biển Đông, nhưng không ảnh hưởng đến tỉnh Nam Định.

2) Không khí lạnh (KKL)

Từ tháng 11/2023 đến tháng 3/2024, xuất hiện 17 đợt KKL và KKLTC vào các ngày 06, 13, 16, 30/11/2023; 07, 16, 21, 23/12/2023; 03, 10, 21/01/2024; 08, 23, 27/02/2024 và 01,07,19/3. Trong đó có 04 đợt KKL có cường độ mạnh gây ra các đợt rét đậm, rét hại, trong đó có 02 đợt kéo dài 08 ngày.

3) Nhiệt độ: Tính đến hết tháng 3/2024, nhiệt độ trung bình các tháng đều ở mức cao hơn TBNN từ 0,8 - 1,80C; riêng tháng 01/2024 ở mức cao hơn TBNN từ: 1,4 - 1,80C.

4) Mưa: Tổng lượng mưa từ tháng 11/2023 - 3/2024 dao động từ 172,1-188,8mm ở mức thấp hơn đến xấp xỉ TBNN (TBNN: 135 - 154mm). Trong đó, lượng mưa các tháng 12/2023 và 02/2024 ở mức xấp xỉ TBNN; lượng mưa tháng 11/2023 ở mức thấp hơn TBNN từ 36 - 62mm; lượng mưa tháng 01 và 03/2024 ở mức cao hơn TBNN từ 13 - 30mm.

5) Đặc trưng: Bảng đặc trưng số liệu khí tượng (từ tháng 11/2023 – 3/2024)

B. THỦY VĂN:

Nhận xét chung:

Tính từ đầu mùa ĐX năm 2023 - 2024 đến nay (31/3/2024) mực nước trung bình các sông tại Nam Định ở mức cao hơn TBNN và thấp hơn ĐX 2022-2023 cùng kỳ.

Mực nước thấp nhất tại trạm thủy văn Nam Định: -07cm (ngày 10/02/2024), thấp hơn ĐX trước cùng kỳ: 01cm (ĐX 2022- 2023: -06cm).

Độ mặn vùng cửa sông lớn và xâm nhập mặn cao hơn TBNN và xấp xỉ mùa ĐX 2022-2023 cùng kỳ.

Trên sông Ninh Cơ tại Phú Lễ (Hải Hậu): Smax = 29,825‰ (ngày 09/02/2024).

1) Sông Đào: Chịu ảnh hưởng chủ yếu của thủy triều và điều tiết của các hồ chứa phía thượng lưu. Tại trạm thủy văn Nam Định, mực nước trung bình các tháng ở mức cao hơn TBNN và thấp hơn cùng kỳ năm trước.

2) Sông Ninh Cơ: Chịu ảnh hưởng của thủy triều mạnh.

- Tại trạm thủy văn Trực Phương: Mực nước trung trung bình các tháng ở mức cao hơn TBNN; tháng 11,12/2023, 02/2024 ở mức nhỏ hơn năm 2023 cùng kỳ. Các tháng 01,03/2024 ở mức cao hơn năm 2023 cùng kỳ.

- Tại trạm thủy văn Phú Lễ: Mực nước trung bình ở mức cao hơn TBNN; các tháng 11,12/2023 nhỏ hơn năm 2023 cùng kỳ; tháng 01,02,03 cao hơn năm 2023 cùng kỳ.

PHẦN II

NHẬN ĐỊNH XU THẾ THỜI TIẾT, THUỶ VĂN  MÙA MƯA – BÃO - LŨ NĂM 2024

I - KHÍ TƯỢNG

1) Hiện tượng ENSO

Dự báo El Niño sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính trong khoảng thời gian từ tháng 5 - 6/2024 với xác suất 75 - 80%. Từ tháng 7 - 10/2024, dự báo ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 55 - 65%.

2) Bão và Áp thấp nhiệt đới và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác

   + Bão và ATNĐ: Dự báo số lượng bão/ATNĐ xuất hiện trên khu vực Biển Đông trong mùa mưa bão 2024 có khả năng xấp xỉ TBNN với khoảng 09 -12 cơn bão, ATNĐ. Trong đó, có khoảng 02 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Nam Định (TBNN: 01 - 02 cơn).

+ Nắng nóng: Có khoảng từ 8 - 10 đợt nắng nóng và nắng nóng gay gắt, ở mức cao hơn TBNN (TBNN: 6-8 đợt), trong đó có những đợt nắng nóng và nắng nóng gay gắt kéo dài từ 6 – 8 ngày. Nắng nóng tập trung chủ yếu từ cuối tháng 5 đến tháng 7. Nhiệt độ cao nhất toàn mùa từ 39,0 – 40,00C.

+ Mưa lớn: Có khoảng 03 – 04 đợt mưa lớn trên diện rộng tập trung chủ yếu từ tháng 7 -  10.

+  Dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh: Cần đề phòng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: Dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh trong những tháng mùa mưa bão.

3) Xu thế nhiệt độ và lượng mưa

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình các tháng đều ở mức cao hơn so với TBNN từ 1,0 – 2,00C.

+ Lượng mưa: Tổng lượng mưa toàn mùa ở mức xấp xỉ TBNN, dao động từ 1290 - 1620mm (TBNN 1270 - 1510mm).

TRI SỐ DỰ BÁO NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA CÁC THÁNG MÙA MƯA, BÃO NĂM 2024

II - THUỶ VĂN:

Nhận định chung:

- Mùa lũ năm 2024 khả năng xuất hiện đúng quy luật TBNN (TBNN: cuối tháng 7 đầu tháng 8), toàn mùa khả năng xảy ra 3 – 4 trận lũ với biên độ 1,5 – 2,5m. Mực nước các sông chịu ảnh hưởng chủ yếu của mưa lũ phía thượng lưu, các hồ thủy điện xả lũ, triều cường, nước dâng do ảnh hưởng của Bão, ATNĐ.

 - Mực nước trung bình các tháng mùa mưa bão trên sông Đào khả năng ở mức thấp hơn TBNN và cao hơn năm 2023 cùng kỳ; Trên sông Ninh Cơ khả năng ở mức cao hơn TBNN và năm 2023 cùng kỳ.

- Lũ tiểu mãn: Ít có khả năng xuất hiện và ảnh hưởng tới tỉnh Nam Định.

- Lũ chính vụ:

+ Trên sông Đào: Tại trạm thủy văn Nam Định đỉnh lũ cao nhất khả năng ở mức nhỏ hơn BĐI (BĐI = 3,20m), xuất hiện đúng với quy luật TBNN khoảng tháng 7, 8; Dự báo mực nước cao nhất năm: 2,80m – 3,00m.

+ Trên sông Ninh Cơ: Tại trạm thủy văn Trực Phương đỉnh lũ năm khả năng ở mức xấp xỉ BĐIII (BĐIII = 2,60); Dự báo mực nước cao nhất năm: 2,60 – 2,70m. Tại trạm thủy văn Phú Lễ, đỉnh lũ năm khả năng ở mức xấp xỉ BĐIII (BĐIII = 2,50m); Dự báo mực nước cao nhất năm: 2,40 – 2,60m; đặc biệt cần đề phòng nước biển dâng cao do ảnh hưởng của bão, ATNĐ kết hợp triều cường.

- Cần đề phòng lũ muộn có khả năng xảy ra vào tháng 9, 10.

III- HẢI VĂN

Từ tháng 6 đến tháng 9/2024 là những tháng chính của mùa mưa bão nên có những đợt do ảnh hưởng của bão, ATNĐ độ cao sóng lớn nhất vùng biển ven bờ từ 2 - 4m, ngoài khơi từ 4 - 6m. Đề phòng sóng lớn, nước biển dâng do bão, ATNĐ gây sạt lở vùng đê biển, đê sông ven biển các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng.

Trong những năm xảy ra sự chuyển pha của ENSO như năm 2024, các hiện tượng thời tiết, thủy văn có diễn biến phức tạp và khó lường. Nền nhiệt độ các tháng đều ở mức cao hơn TBNN và nắng nóng khả năng có những đợt kéo dài và gay gắt hơn so với năm 2023. Cần đề phòng bão, ATNĐ xuất hiện muộn, di chuyển phức tạp ảnh hưởng đến tỉnh Nam Định. Mực nước trên các sông thấp hơn TBNN dẫn đến xâm nhập mặn sâu vào trong sông, gây thiếu hụt nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất; đặc biệt là sản xuất nông nghiệp./.