Thủ tục xét tiếp nhận vào làm viên chức |
---|
Lĩnh vực : Lĩnh vực TTHC dùng chung |
Nội dung : 1. Trình tự thực
hiện: Bước 1. Trường hợp xem xét tiếp nhận vào
viên chức: Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển viên
chức và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn
vị có thẩm quyền tuyển dụng được xem xét tiếp nhận vào làm viên chức đối với
các trường hợp sau: 1. Các trường hợp có ít nhất 05 năm công
tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu
cầu của vị trí việc làm cần tuyển và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể
thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng
dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các đối
tượng quy định tại khoản này), gồm: Người đang là cán bộ, công chức cấp xã; đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đơn vị sự
nghiệp ngoài công lập theo quy định của pháp luật; Người hưởng lương trong lực lượng vũ
trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; Người đang làm việc tại doanh nghiệp do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; Người đang làm việc trong các tổ chức
chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. 2. Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt
phù hợp với vị trí việc làm trong các ngành, lĩnh vực: Văn hóa, nghệ thuật, thể
dục thể thao, các ngành nghề truyền thống. 3. Người đã từng là cán bộ, công chức,
viên chức, sau đó được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại lực lượng
vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc
doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có
quyền biểu quyết. Bước 2. Thành lập Hội đồng sát hạch Khi xem xét tiếp nhận vào làm viên chức
không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng
viên chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch. Thành phần Hội đồng kiểm
tra, sát hạch được thực hiện theo quy định. 1. Khi xem xét tiếp nhận vào viên chức,
người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải thành lập
Hội đồng kiểm tra sát hạch. Hội đồng kiểm tra sát hạch có 05 hoặc 07 thành
viên, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc
cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức; Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu
bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền
tuyển dụng viên chức; Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người
của bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền
tuyển dụng viên chức; Các Ủy viên khác là đại diện một số bộ
phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến vị trí tuyển dụng do người đứng đầu
cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định. b) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm
tra, sát hạch: Kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn,
văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc
làm cần tuyển; Tổ chức sát hạch về trình độ hiểu biết chung
và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận. Hội đồng kiểm
tra, sát hạch phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng
viên chức thống nhất về hình thức và nội dung sát hạch trước khi thực hiện; Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc
theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang
nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, sát hạch đã biểu
quyết; Báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị
có thẩm quyền tuyển dụng về kết quả kiểm tra, sát hạch; Hội đồng kiểm tra, sát hạch tự giải thể
sau khi hoàn thành nhiệm vụ. c) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền tuyển dụng viên chức quyết định theo thẩm quyền hoặc có văn bản báo cáo
người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức thống nhất trước khi quyết
định tiếp nhận theo thẩm quyền. Bước 3. Ký kết Hợp đồng làm việc. 2. Cơ quan thực hiện: 1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo
quy định: - Đối với đơn vị sự nghiệp công lập giao
quyền tự chủ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức, người đứng đầu
đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức; quyết định
tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển. - Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa
được giao quyền tự chủ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức, cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp
công lập tổ chức thực hiện hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên
chức cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý; quyết định hoặc ủy quyền
quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển. - Đối với tổ chức sự nghiệp thuộc Chính
phủ, người đứng đầu các tổ chức sự nghiệp này tổ chức hoặc phân cấp tổ chức thực
hiện việc tuyển dụng viên chức; quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển
hoặc xét tuyển. 3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Như trên. 4. Cách thức thực
hiện: Nộp trực tiếp tại các sở, ban,
ngành có nhu cầu tuyển dụng 5. Đối tượng thực
hiện:
Cá nhân. 6. Thời hạn giải
quyết: - Thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển
là 30 ngày kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin
đại chúng, trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng. - Thành lập Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự
tuyển do Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng quyết định chậm nhất sau 05 ngày làm việc
kể từ ngày thành lập Hội đồng tuyển dụng. - Trường hợp người dự tuyển không đáp ứng
điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển thì chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết
thúc kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Hội đồng tuyển dụng có trách nhiệm gửi
thông báo bằng văn bản tới người đăng ký dự tuyển được biết theo địa chỉ mà người
dự tuyển đã đăng ký. - Căn cứ vào điều kiện thực tiễn trong
quá trình tổ chức chấm thi, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng quyết định kéo dài thời
hạn thực hiện các công việc quy định tại điểm này nhưng tổng thời gian kéo dài
không quá 15 ngày. - Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày thông báo
triệu tập thí sinh được tham dự sát hạch, Hội đồng tuyển dụng phải tiến hành tổ
chức sát hạch. - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm
yết công khai kết quả, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả
thi trong trường hợp thi bằng hình thức thi viết. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị
có thẩm quyền tuyển dụng viên chức có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo và
công bố kết quả chấm phúc khảo chậm nhất là 15 ngày sau ngày hết thời hạn nhận
đơn phúc khảo theo quy định. - Người đứng đầu, cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền tuyển dụng viên chức có văn bản đề nghị người đứng đầu cơ quan có thẩm
quyền quản lý viên chức công nhận kết quả tiếp nhận vào viên chức. Văn bản đề
nghị do người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền tuyển dụng viên chức ký, trong đó nêu rõ vị trí việc làm cần tuyển dụng
và kèm theo biên bản họp Hội đồng kiểm tra, sát hạch và hồ sơ của từng trường hợp
đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét đặc cách. 7. Phí, Lệ phí: Không 8. Kết quả thực
hiện:
Quyết định hành chính. 9. Hồ sơ: 1. Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định
hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác
nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác; 2. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo
yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển; 3. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y
tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận; 4. Bản tự nhận xét, đánh giá của người
được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác. 10. Yêu cầu điều
kiện: Điều kiện tiếp nhận vào viên chức: 1. Các trường hợp có ít nhất 05 năm công
tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu
cầu của vị trí việc làm cần tuyển và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể
thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng
dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các đối
tượng quy định tại khoản này), gồm: Người đang là cán bộ, công chức cấp xã; đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đơn vị sự
nghiệp ngoài công lập theo quy định của pháp luật; Người hưởng lương trong lực lượng vũ
trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; Người đang làm việc tại doanh nghiệp do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; Người đang làm việc trong các tổ chức
chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. 2. Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt
phù hợp với vị trí việc làm trong các ngành, lĩnh vực: Văn hóa, nghệ thuật, thể
dục thể thao, các ngành nghề truyền thống. 3. Người đã từng là cán bộ, công chức,
viên chức, sau đó được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại lực lượng
vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc
doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có
quyền biểu quyết. 11. Căn cứ pháp
lý: - Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày
15/11/2010 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019 của Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày
25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. - Quyết định số 26/2019/QĐ-UBND ngày
20/8/2019 của UBND tỉnh Nam Định ban hành Quy định quản lý tổ chức bộ máy và
cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên mầm non hợp đồng, lao động hợp đồng
trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức danh,
chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước thuộc
tỉnh Nam Định;
|
Các tệp biểu mẫu đính kèm |
---|
Đơn đăng ký dự tuyển viên chức.doc |