Thủ tục tiếp công dân |
---|
Lĩnh vực : Lĩnh vực TTHC dùng chung |
Nội dung : 1. Trình tự thực hiện: Bước 1: Đón tiếp, xác định nhân thân của công dân Người tiếp công dân đón tiếp, yêu cầu công dân nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc
xuất trình giấy tờ tùy thân; trường hợp được ủy quyền thì yêu cầu xuất trình
giấy ủy quyền. Bước 2: Nghe, ghi chép nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tiếp
nhận thông tin, tài liệu Khi người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có đơn trình bày nội dung
rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp công dân cần xác định nội dung vụ việc, yêu cầu
của công dân để xử lý cho phù hợp. Nếu nội dung đơn khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh không rõ ràng, chưa
đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị công dân viết lại đơn hoặc viết bổ sung
vào đơn những nội dung chưa rõ, còn thiếu. Trường hợp không có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người
tiếp công dân hướng dẫn công dân viết đơn theo quy định của pháp luật. Nếu công dân trình bày trực tiếp thì người tiếp công dân ghi chép đầy đủ,
trung thực, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do công
dân trình bày; nội dung nào chưa rõ thì đề nghị công dân trình bày thêm, sau đó
đọc lại cho công dân nghe và đề nghị công dân ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào
văn bản. Trường hợp nhiều người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về
cùng một nội dung thì người tiếp công dân hướng dẫn họ cử người đại diện để
trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; người tiếp công dân
ghi lại nội dung bằng văn bản. Trường hợp đơn có nhiều nội dung khác nhau thì người tiếp công dân hướng
dẫn công dân tách riêng từng nội dung để gửi đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị
có thẩm quyền giải quyết. Người tiếp công dân tiếp nhận các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan
đến việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do công dân cung cấp (nếu có)
và phải viết, giao giấy biên nhận các tài liệu đã tiếp nhận cho công dân. Bước 3: Phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp
công dân Việc phân loại, xử lý khiếu
nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền thụ
lý, giải quyết trong quá trình tiếp công dân được thực hiện như sau: - Trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải
quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và đủ điều kiện thụ lý thì người tiếp
công dân tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời báo cáo
với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ lý. - Trường hợp khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền
giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì hướng dẫn người khiếu nại, tố
cáo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để khiếu nại, tố cáo. Nếu khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới mà chưa được
giải quyết thì xử lý như sau: - Trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền của cấp dưới nhưng quá thời gian
quy định mà chưa được giải quyết thì người tiếp công dân phải báo cáo với thủ
trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định. - Trường hợp khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết
thì người tiếp công dân báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị để xem xét,
giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại. - Trường hợp tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn
vị cấp dưới trực tiếp nhưng quá thời gian quy định mà chưa được giải quyết thì
người tiếp công dân báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị để ra văn bản
yêu cầu cấp dưới giải quyết. - Trường hợp khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng chính sách, pháp
luật thì người tiếp công dân giải thích, hướng dẫn để người đến khiếu nại, tố
cáo chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý
hành vi vi phạm bị tố cáo và yêu cầu công dân chấm dứt việc khiếu nại, tố cáo. - Trường hợp nhận được đơn khiếu nại, tố cáo không do người khiếu nại,
người tố cáo trực tiếp chuyển đến thì thực hiện việc phân loại và xử lý theo
quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.Việc phân loại, chuyển nội dung kiến nghị, phản ánh đến
cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết trong quá
trình tiếp công dân được thực hiện như sau: - Trường hợp kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan,
tổ chức, đơn vị mình thì người tiếp công dân báo cáo người có thẩm quyền để
nghiên cứu, xem xét, giải quyết hoặc phân công bộ phận nghiên cứu, xem xét,
giải quyết. - Trường hợp kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ
quan, tổ chức, đơn vị mình thì người tiếp công dân chuyển đơn hoặc chuyển bản
ghi lại nội dung trình bày của người kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức,
đơn vị có thẩm quyền để nghiên cứu, tiếp thu, xem xét, giải quyết. 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại phòng tiếp công
dân của Sở GTVT. 3. Thành phần, số lượng hồ sơ Thành phần
hồ sơ: - Đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc văn bản ghi lại nội dung
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (có chữ ký hoặc điểm chỉ của công dân); -
Các tài liệu, giấy tờ do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp. Số lượng hồ
sơ:
01 bộ. 4. Thời hạn giải
quyết: Cho đến khi kết thúc việc tiếp công dân 5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức. 6. Cơ quan giải quyết : - Cơ quan có
thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở. - Cơ quan
trực tiếp thực hiện: Thanh tra Sở. 7. Kết quả thực hiện: Giấy
biên nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng; văn bản chuyển đơn. 8. Lệ phí: Không. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không. 10. Yêu cầu, điều kiện:Theo Điều 9, Luật Tiếp công dân, người tiếp công dân được từ chối
tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây: 1. Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm
thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình; 2. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp
công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp
công dân; 3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp
luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn
bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo
kéo dài; 4. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 11. Căn cứ pháp lý:
- Luật tiếp công dân năm 2013; - Luật khiếu nại năm 2011; - Luật tố
cáo năm 2011; - Nghị định
số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại; - Nghị định
số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo; - Nghị định
số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân; - Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 quy
định quy trình tiếp công dân.
|
Các tệp biểu mẫu đính kèm |
---|