Cấp giấy phép môi trường (Trừ trường hợp dự án/cơ sở theo quy định tại Khoản 8 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
Lĩnh vực : Lĩnh vực Môi trường
Nội dung :
Cấp giấy phép môi trường (Trừ trường hợp dự án/cơ sở theo quy định tại Khoản 8 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Trung tâm phục vụ  hành chính công,  xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là trung tâm).
Trung tâm có trách nhiệm kiểm tra, xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ; hướng dẫn bổ sung hồ sơ nếu chưa hợp lệ, chưa đầy đủ; chuyển hồ sơ cho Chi cục Bảo vệ môi trường.
- Bước 2: Xem xét hồ sơ
- Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu, Chi cục BVMT tham mưu Sở TN&MT thông báo bằng văn bản trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do, chuyển hồ sơ cho Trung tâm để trả cho tổ chức, cá nhân tiếp tục hoàn thiện hồ sơ và chuyển bước 1.
- Nếu hồ sơ hợp lệ: 
+ Chi cục BVMT soạn thảo Tờ trình và Quyết định thành lập hội đồng thẩm định, tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra trình lãnh đạo Chi cục xem xét
+ Chi cục BVMT thông báo thu phí thẩm định cấp giấy phép môi trường.
+ Thông báo Trung trâm thông tin, dữ liệu và phát triển quỹ đất công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trên cổng thông tin điện tử của Sở.
+ Lãnh đạo Sở Ký quyết định thành lập hội đồng thẩm định, tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra.
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ:
* Gửi văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi.
* Hội đồng thẩm định, tổ thẩm định thẩm định hồ sơ, đoàn kiểm tra nghiên cứu hồ sơ và khảo sát hoặc kiểm tra thực tế (nếu có) đối với dự án đầu tư, cơ sở. 
* Kết quả thẩm định cấp phép:
-Thông qua báo cáo với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: Chi cục BVMT tham mưu Sở TNMT thông báo bằng văn bản trong đó nêu những nội dung cần chỉnh sửa gửi cho Trung tâm trả lại cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện báo cáo. Sau khi chỉnh sửa hoàn thiện báo cáo thì chuyển bước 4.
 - Nếu hồ sơ thẩm định không được thông qua: Chi cục BVMT tham mưu Sở TNMT thông báo bằng văn bản trong đó nêu lý do không được thông qua gửi cho Trung tâm trả lại cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện báo cáo và quay lại bước 1. 
- Hồ sơ thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung chuyển bước 5.
- Bước 4. Tiếp nhận hồ sơ sau chỉnh sửa 
Trung tâm Tiếp nhận hồ sơ sau chỉnh sửa của tổ chức, cá nhân và chuyển Chi cục BVMT. 
- Bước 5: Kiểm tra hồ sơ sau chỉnh sửa
+ Chuyên viên thụ lý hồ sơ sau chỉnh sửa.
+ Trường hợp hồ sơ chưa chỉnh sửa hoàn thiện, Chi cục môi trường tham mưu Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản và nêu rõ nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung gửi cho Trung tâm trả lại cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện báo cáo. Sau khi chỉnh sửa hoàn thiện báo cáo thì chuyển bước 4
+ Trường hợp hồ sơ đã chỉnh sửa hoàn thiện, Chi cục môi trường dự thảo Tờ trình và dự thảo Giấy phép môi trường trình Lãnh đạo Chi cục xem xét 
+ Lãnh đạo Chi cục BVMT ký nháy tờ trình.
- Bước 6: Trình hồ sơ cấp phép
Lãnh đạo Sở: Xem xét, ký Tờ trình gửi UBND tỉnh.
- Bước 7: UBND tỉnh xem xét, cấp GPMT.
- Bước 8: Thông báo và trả kết quả hồ sơ
Trung tâm phục vụ  hành chính công,  xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến Trung tâm phục vụ  hành chính công, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp hoặc trên cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến https://dichvucong.namdinh.gov.vn hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Trung tâm trả kết quả là giấy phép môi trường cho tổ chức, cá nhân.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:
+ 01 văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở; (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
+ 01 Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở;
+ 01 Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng (đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường).
4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: trong thời hạn 3,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Trung tâm và Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; quyết định thành lập Hội đồng thẩm định/ đoàn kiểm tra/ tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường.
- Thời hạn thẩm định hồ sơ: trong thời hạn 15,5 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ.
- Thời gian bổ sung, hoàn thiện không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ. 
- Thời gian tiếp nhận, xem xét hồ sơ sau khi hồ sơ được bổ sung hoàn chỉnh và trình ký, cấp giấy chứng nhận hồ sơ: là 5 ngày  làm việc.
- Thời gian UBND tỉnh xem xét, cấp GPMT là 5,5 ngày
- Thời gian trả giấy phép: Sau nhận được GPMT, Trung tâm trả kết quả cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn 0,5 ngày làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép môi trường
8. Phí thẩm định: Theo Nghị quyết số 79/2022/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép môi trường trên địa bàn tỉnh Nam Định;.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- 01 văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở; (mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM trước khi đi vào vận hành thử nghiệm (mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II (mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm III (mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III (mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);
10. Yêu cầu điều kiện:
- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bảo vệ môi trường 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Chính phủ.


Các tệp biểu mẫu đính kèm
Phụ lục XIII- văn bản đề nghị cấp GPMT.docx
mẫu BC đề xuất cấp GPMT.docx
mẫu BC đề xuất cấp GPMT 2.docx