Phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Lĩnh vực : Lĩnh vực Khoáng sản
Nội dung :
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản cho Sở Tài nguyên và Môi trường tại Trung tâm phục vụ hành chính công (Trung tâm PVHCC).
- Bước 2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp:
          + Văn bản, tài liệu theo đúng quy định thì cơ quan tiếp nhận thực hiện các thủ tục tiếp theo quy định.
          + Hồ sơ chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần. Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản.
- Bước 3. Kiểm tra báo cáo trữ lượng khoáng sản:
          + Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ tài liệu báo cáo; kiểm tra thực địa khu vực thăm dò khoáng sản, mẫu lõi khoan, hào, giếng trong trường hợp xét thấy cần thiết.
          + Kết thúc công việc kiểm tra hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi báo cáo kết quả thăm dò đến các chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên sâu để lấy ý kiến góp ý về các nội dung có liên quan trong báo cáo thăm dò khoáng sản. Thời gian trả lời của chuyên gia không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
          + Kể từ ngày kết thúc công việc gửi tài liệu đến các chuyên gia để lấy ý kiến, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của các chuyên gia và chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp báo cáo không đạt yêu cầu để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo, kèm theo ý kiến nhận xét bằng văn bản của các chuyên gia. Thời gian tổ chức, cá nhân đang hoàn chỉnh báo cáo trữ lượng khoáng sản không tính vào thời gian thẩm định báo cáo.
- Bước 4. Thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò khoáng sản:
          + Khi nhận được đầy đủ hồ sơ, tài liệu do cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường theo ủy quyền của UBND tỉnh) quyết định thành lập hoặc không thành lập Hội đồng tư vấn kỹ thuật, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh (Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường theo ủy quyền của UBND tỉnh)hoặc Chủ tịch Hội đồng tư vấn kỹ thuật (nếu có) tổ chức phiên họp.
          + Kết thúc phiên họp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường theo ủy quyền của UBND tỉnh)hoặc Hội đồng tư vấn kỹ thuật, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành biên bản họp Hội đồng. Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện báo cáo thăm dò khoáng sản theo ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường theo ủy quyền của UBND tỉnh)hoặc Hội đồng tư vấn kỹ thuật, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo nêu rõ nội dung cần bổ sung, hoàn thiện kèm theo biên bản họp Hội đồng. Thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng bổ sung, hoàn thiện báo cáo thăm dò khoáng sản không tính vào thời gian thẩm định báo cáo.
          + Kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thăm dò đã bổ sung, hoàn chỉnh của tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trữ lượng khoáng sản (Sở Tài nguyên và môi trường xử lý theo ủy quyền của UBND tỉnh).
          + Khi nhận được hồ sơ trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản ban hành quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.
- Bước 5. Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Khi nhận được hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng đến nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan.
2. Hình thức nộp: Trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.
3. Thời hạn giải quyết: Tùy theo giai đoạn xử lý hồ sơ
4. Phí, lệ phí:(Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản áp dụng theo quy định tại Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, cụ thể:
Số tt Tổng chphí thăm dò khoáng sản thực tế
(không bao gồm thuế GTGT)
Mức phí
1 Đến 01 tỷ đồng 10 triệu đồng
2 Trên 01 đến 10 tỷ đồng 10 triệu đồng + (0,5% x phần tổng chi phí trên 1 tỷ đồng)
3 Trên 10 đến 20 tỷ đồng 55 triệu đồng + (0,3% x phần tổng chi phí trên 10 tỷ đồng)
4 Trên 20 tỷ đồng 85 triệu đồng + (0,2% x phần tổng chi phí trên 20 tỷ đồng)
5. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần:
          - Đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản (Mẫu số 19 Đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng ks.docx)
          - Đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định và Quyết định phê duyệt trữ lượngkhoáng sản; Giấy phép khai thác khoáng sản trong trường hợp thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong khu vực được phép khai thác
          - Biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình thăm dò khoáng sản đã thi công
          - Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản hoặc báo cáo kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản  kèm theo các phụ lục, bản vẽ và tài liệu nguyên thuỷ có liên quan và bản số hóa(Mẫu số 39 báo cáo kết quả thăm dò ks.docx); tài liệu luận giải chỉ tiêu tính trữ lượng hoặc báo cáo khả thi của dự án đầu tư khai thác khoáng sản; biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình thăm dò khoáng sản đã thi công của tổ chức, cá nhân; báo cáo kết quả giám sát thi công đề án thăm dò khoáng sản
- Số lượng: 03 bộ, 01 đĩa CD ghi dữ liệu về hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản..
6. Đối tượng thực hiện:
          Công dân Việt Nam, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Hợp tác xã
7. Cơ quan thực hiện:
          Sở Tài nguyên và Môi trường
8. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh (ủy quyền cho Sở Tài nguyên và môi trường).
9. Kết quả thực hiện:
          Quyết định phê duyệt/công nhận trữ lượng, tài nguyên khoáng sản hoặc văn bản trả lại hồ sơ.
10. Yêu cầu, điều kiện:Không có thông tin
11. Căn cứ pháp lý:
 - Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016;
- Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12/5/2023;
- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016;
- Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016.
 
 

Các tệp biểu mẫu đính kèm
bieu mau.docx