1. Chủ dự án các công trình gồm: hồ, đập có tổng dung tích từ 500 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước mặt với lưu lượng từ 10 m3/giây trở lên; Công trình chuyển nước giữa các nguồn nước; Công trình hồ, đập làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của sông, suối trên một đoạn có chiều dài từ một (01) km trở lên; Công trình xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên; Công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên phải công bố công khai các thông tin. Thông tin công khai bao gồm:
a) Đối với công trình hồ, đập; công trình khai thác, sử dụng nước mặt; công trình chuyển nước giữa các nguồn nước; công trình hồ, đập làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của sông có quy mô nêu trên, các thông tin công khai gồm: mục đích khai thác, sử dụng nước; nguồn nước khai thác, sử dụng; vị trí công trình khai thác, sử dụng nước; phương thức khai thác, sử dụng nước; lượng nước khai thác, sử dụng; thời gian khai thác, sử dụng; các đặc tính cơ bản của hồ, đập trong trường hợp xây dựng hồ, đập.
b) Đối với công trình xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên, thông tin công khai gồm: Loại nước thải; nguồn nước tiếp nhận nước thải; vị trí xả nước thải; lưu lượng, phương thức xả nước thải; giới hạn thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.
c) Đối với công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên, thông tin công khai gồm: Mục đích khai thác, sử dụng nước; vị trí công trình khai thác nước; tầng chứa nước khai thác, độ sâu khai thác; tổng số giếng khai thác; tổng lượng nước khai thác, sử dụng; chế độ khai thác; thời gian khai thác, sử dụng.
2. Việc công khai thông tin thực hiện theo các hình thức:
- Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của UBND huyện, website của UBND tỉnh: ngoài các thông tin nêu trên còn có các thông tin như sau: Thuyết minh và thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) kèm theo tờ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án;) Kế hoạch triển khai xây dựng công trình; Tiến độ xây dựng công trình; Các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, đảm bảo nước cho các đối tượng sử dụng ở thượng và hạ lưu công trình trong quá trình xây dựng, vận hành công trình, thời gian công trình không vận hành; Các số liệu, tài liệu khác liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Ba mươi ngày làm việc trước khi khởi công và trong suốt quá trình xây dựng công trình, chủ dự án phải niêm yết công khai thông tin quy định tại điểm 1 nêu trên tại UBND huyện, UBND xã và tại địa điểm nơi xây dựng công trình.
Hồ sơ khi thực hiện cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017, Khoản 1, Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Mục 26 của Quyết định 356 ngày 06/02/2018 của UBND tỉnh Nam Định quy định cụ thể:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
- Hợp đồng, văn bản về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Nơi nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính một cửa của UBND cấp huyện hoặc bộ phận một cửa UBND cấp xã. Trong trường hợp bà muốn nộp hồ sơ trực tuyến thì đề nghị bà truy cập vào website https://dichvucong.namdinh.gov.vn/ vào mục Đăng ký; Sau khi đăng ký tài khoản thành công nhấn nút: Nộp hồ sơ trực tuyến -> Sở ban ngành -> Sở Tài nguyên và Môi trường -> Chi nhánh Nghĩa Hưng ->Thủ tục hành chính số thứ tự 36 (Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng; tăng thêm diện tích do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận) -> Nộp hồ sơ.
Thủ tục hành chính nói trên đang được thực hiện ở mức độ 3, đề nghị bà nhập thông tin liên hệ, nhập thông tin hồ sơ, nhập tờ khai, đính kèm tệp để nộp trực tuyến, đồng thời nộp hồ sơ bản gốc về Trung tâm hành chính Một cửa của UBND huyện Nghĩa Hưng.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định trả lời để bà Đồng Thị Nhung được biết.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị bà liên hệ với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Nghĩa Hưng để được hướng dẫn cụ thể./.
Đề nghị Ông liên hệ với Ông Hoàng Thắng
Chức vụ: Trưởng phòng Thông tin lưu trữ - Địa chính
Văn phòng đăng ký đất đai - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định
Số điện thoại : 0919 229 2765
Để được hướng dẫn việc trích lục bản đồ địa chính theo quy định./.
Kính gửi: Ông Hoàng Hồng Quân, địa chỉ email: quanhoang024@gmail.com
Ngày
18/4/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định nhận được câu hỏi của ông
Hoàng Hồng Quân, ở địa chỉ email: quanhoang024@gmail.com, trên Website của
Sở Tài nguyên và Môi trường, có nội dung cụ thể như sau:
Câu hỏi:
Câu 1: Đất
đấu giá năm 1999 có hợp thửa được không ạ ?
Câu 2: Tôi
có 2 lô đất đấu giá năm 1999 đứng tên mẹ tôi và tôi nay tôi muốn hợp thánh một
lô mang tên mẹ tôi có được không ?
Trả lời:
Hai câu hỏi
của ông có cùng nội dung là hợp thửa đất, nếu không có tình tiết nào khác, Sở
Tài nguyên và Môi trường trả lời ông như sau:
Căn cứ
khoản 23 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ Sửa
đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, UBND
tỉnh Nam Định ban hành Quyết định số 09/2022/QĐ-UBND ngày 26/4/2022 Quy định về
điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được phép tách
thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Tại điểm d
khoản 1 Điều 6 Quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích
tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Nam Định
nêu rõ:
“d) Các
thửa đất thực hiện việc hợp thửa phải là các thửa đất không thuộc quy định tại
khoản 2 Điều 5 Quy định này và phải liền kề nhau, sau khi hợp lại tạo thành một
thửa đất độc lập xác định trên thực địa, được mô tả trên hồ sơ.”
Tại khoản 2
Điều 5 Quy định:
“ 2. Đất ở
thuộc các khu đô thị mới, khu tái định cư, các điểm dân cư nông thôn, khu dân
cư ở các xã, thị trấn đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (trừ
trường hợp được cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch), các thửa đất
dịch vụ được nhà nước giao khi thu hồi đất nông nghiệp theo Nghị định số
17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về
việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP
ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền
sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.”
Căn cứ vào các quy
định nêu trên, do câu hỏi của ông không cung cấp đầy đủ thông tin về khu vực,
vị trí 2 lô đất và quy hoạch chi tiết,…nên không có căn cứ để xác định có đủ
điều kiện hay không. Do vậy, đề nghị ông liên hệ với Chi nhánh Văn phòng Đăng
ký đất đai để được xem xét.
Tải về
Kính gửi: Ông Hoàng Hồng Quân, địa chỉ email: quanhoang024@gmail.com
Ngày
18/4/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định nhận được câu hỏi của ông
Hoàng Hồng Quân, ở địa chỉ email: quanhoang024@gmail.com, trên Website của
Sở Tài nguyên và Môi trường, có nội dung cụ thể như sau:
Câu hỏi:
Câu 1: Đất
đấu giá năm 1999 có hợp thửa được không ạ ?
Câu 2: Tôi
có 2 lô đất đấu giá năm 1999 đứng tên mẹ tôi và tôi nay tôi muốn hợp thành một
lô mang tên mẹ tôi có được không ?
Trả lời:
Hai câu hỏi
của ông có cùng nội dung là hợp thửa đất, nếu không có tình tiết nào khác, Sở
Tài nguyên và Môi trường trả lời ông như sau:
Căn cứ
khoản 23 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ Sửa
đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, UBND
tỉnh Nam Định ban hành Quyết định số 09/2022/QĐ-UBND ngày 26/4/2022 Quy định về
điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được phép tách
thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Tại điểm d
khoản 1 Điều 6 Quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích
tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Nam Định
nêu rõ:
“d) Các
thửa đất thực hiện việc hợp thửa phải là các thửa đất không thuộc quy định tại
khoản 2 Điều 5 Quy định này và phải liền kề nhau, sau khi hợp lại tạo thành một
thửa đất độc lập xác định trên thực địa, được mô tả trên hồ sơ.”
Tại khoản 2
Điều 5 Quy định:
“ 2. Đất ở
thuộc các khu đô thị mới, khu tái định cư, các điểm dân cư nông thôn, khu dân
cư ở các xã, thị trấn đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (trừ
trường hợp được cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch), các thửa đất
dịch vụ được nhà nước giao khi thu hồi đất nông nghiệp theo Nghị định số
17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về
việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP
ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền
sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.”
Căn cứ vào các quy
định nêu trên, do câu hỏi của ông không cung cấp đầy đủ thông tin về khu vực,
vị trí 2 lô đất và quy hoạch chi tiết,…nên không có căn cứ để xác định có đủ
điều kiện hay không. Do vậy, đề nghị ông liên hệ với Chi nhánh Văn phòng Đăng
ký đất đai để được xem xét.
Kính gửi: Bà Phạm Thị Trang
Địa chỉ Email: trangbonbi2@gmail.com
Ngày
08/12/2022 và ngày 04/01/2023, trên website của Sở Tài nguyên và Môi trường
nhận được câu hỏi của bà Phạm Thị Trang được gửi đến bằng email trangbonbi2@gmail.com. Câu hỏi của bà
Trang có nội dung: gia đình bà có mảnh ruộng đã được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, hiện mảnh ruộng này nằm giữa các mảnh ruộng khác được quy hoạch là
đất khu đô thị. Mảnh ruộng này gia đình bà không bán, không đổi cho ai, nhưng
khi gia đình bà ra canh tác thì bị dọa đánh, gia đình bà nhờ chính quyền ra đo
để trả lại đất cho gia đình nhưng chính quyền cũng không ra đo. Bà đề nghị các
cơ quan giúp đỡ gia đình.
Sau khi xem xét nội dung câu hỏi
của bà, Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời bà như sau: câu hỏi của bà Phạm Thị
Trang không nêu rõ mảnh ruộng của bà thuộc xã, huyện nào, bà chỉ nêu mảnh ruộng
của bà đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nằm giữa các mảnh ruộng
khác được quy hoạch là đất khu đô thị. Theo quy định tại khoản 2 Điều 105 Luật
đất đai năm 2013 thì thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ
gia đình cá nhân thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện. Vì vậy, liên quan đến nội
dung mảnh ruộng của gia đình bà, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định đề
nghị bà liên hệ với UBND cấp huyện- là cơ quan đã cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho gia đình bà để được xem xét, giải quyết theo quy định.
Sở Tài nguyên và Môi trường trả
lời để bà Phạm Thị Trang được biết./.
Theo Khoản 3 Điều 26 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trườngvề hình thức tham vấn như sau:
“3). Hình thức tham vấn:
a) Tham vấn thông qua
đăng tải trên trang thông tin điện tử:
b) Tham vấn bằng tổ chức
họp lấy ý kiến:
Chủ dự án chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
thực hiện dự án niêm yết báo cáo đánh giá tác động môi trường tại trụ sở Ủy ban
nhân dân cấp xã và thông báo thời gian, địa điểm tổ chức họp tham vấn
lấy ý kiến các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trước thời điểm
họp ít nhất là 05 ngày. Ủy ban nhân
dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết báo cáo đánh giá tác động môi trường
kể từ khi nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường cho đến khi kết thúc
họp lấy ý kiến.
Chủ dự án có trách nhiệm trình bày
nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường tại cuộc họp tham vấn. Ý kiến của
các đại biểu tham dự cuộc họp và các phản hồi, cam kết của chủ dự án phải được
thể hiện đầy đủ, trung thực trong biên bản họp tham vấn cộng đồng theo mẫu do
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;
c) Tham vấn bằng văn bản:
Chủ dự án gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự
án đến các đối tượng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này kèm theo văn bản
tham vấn theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị
định này.
Các đối tượng được tham vấn bằng văn bản có trách nhiệm
phản hồi bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị
định nàytrong thời hạn không
quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản tham vấn. Trường hợp không có phản hồi
trong thời hạn quy định được coi là thống nhất với nội dung tham vấn”.
Như vậy, trường hợp UBND
xã là chủ dự án thì việc tham vấn sẽ thực hiện như sau:
-
Khi thực hiện hình thức tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử: UBND
xã gửi văn bản đề nghị đăng tải nội dung tham vấn và gửi kèm 1USB chứa file báo
cáo ĐTM của dự án gửi về: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định – Địa
chỉ số 1A đường Trần Tế Xương, thành phố Nam Định để được đăng tải.
- Khi thực hiện hình thức tham vấn
bằng tổ chức họp lấy ý kiến: UBND xã thực hiện niêm yết báo cáo đánh giá tác
động môi trường tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã và thông báo thời gian, địa điểm tổ chức họp tham vấn lấy ý kiến các
đối tượng theo quy định trước thời điểm họp ít nhất là 05 ngày.
- Khi thực hiện hình
thức tham vấn bằng văn bản: UBND xã có văn bản gửi UBMTTQ xã và các tổ chức có
liên quan (đối tượng lấy ý kiến tham vấn được quy định tại điểm b khoản 1 Điều
26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) để lấy ý kiến tham vấn trong quá
trình thực hiện ĐTM của dự án.