Trung tâm Quan trắc và Phân tích tài nguyên môi trường

08/04/2020

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cấu tổ chức của Trung tâm Quan trắc Phân tích tài nguyên môi trường, thuộc Sở Tài nguyên Môi trường 

Điều 1. Vị trí, chức năng

Trung tâm Quan trắc và Phân tích tài nguyên môi trường (sau đây gọi là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công về tài nguyên môi trường, phục vụ công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường theo nhiệm vụ và đơn đặt hàng của Nhà nước; thực hiện các hoạt động dịch vụ quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường, tư vấn pháp luật và dịch vụ khoa học kỹ thuật, công nghệ về tài nguyên, môi trường cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.

Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

1.  Điều tra, khảo sát, quan trắc chất thải phục vụ thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải. Tham gia thẩm định tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường và tổ  chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp và các loại phí khác liên quan đến tài nguyên và môi trường theo quy định.

2.   Thực hiện quản lý, vận hành các trạm quan trắc thành phần môi trường (nước mặt, nước dưới đất, không khí xung quanh…) và hệ thống nhận, truyền và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục.

3.  Tham gia các chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về tài nguyên, môi trường; tham gia ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường; tổ chức quan trắc giám định môi trường khi có yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước.

4.    Tham gia tuyên truyền phổ biến pháp luật và kiến thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quan trắc môi trường, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn.

5.   Xây dựng chương trình, mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện quan trắc theo chương trình, mạng lưới quan trắc đã được phê duyệt. Xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định.

6.   Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, quan trắc, đánh giá diễn biến tài nguyên, môi trường, nguồn thải, nguồn ô nhiễm, quan trắc môi trường, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, khí tượng thủy văn phục vụ công tác quản lý nhà nước và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

7.  Xây dựng báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh hàng năm và báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh định kỳ theo giai đoạn; xây dựng báo cáo chuyên đề về lĩnh vực tài nguyên, môi trường, đa dạng sinh học, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu...

8.  Tham gia thực hiện các chương trình, dự án, đề án về xử ô nhiễm, cải thiện chất lượng các thành phần môi trường; quản lý, sử dụng hợp nguồn tài nguyên; biến đổi khí hậu; bảo vệ đa dạng sinh học... phục vụ công tác quản nhà nước.

9.   Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ về bảo vệ môi trường, gồm:

-    Sử dụng hiệu quả tài nguyên môi trường, tiết kiệm năng lượng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và thân thiện môi trường;

-   Tái sử dụng, tái chế chất thải, xử lý chất thải, cải tạo phục hồi môi trường;

-   Kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; quan trắc môi trường, dự báo các biến đổi môi trường;

-   Nghiên cứu xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

10.  Thực hiện các hoạt động dịch vụ về quan trắc, giám sát môi trường (môi trường xung quanh, môi trường lao động, chất thải…), trưng cầu giám định, hoạt động thử nghiệm, phân tích mẫu trong lĩnh vực tài nguyên môi trường cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

11.  Thực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn lập hồ sơ pháp lý về tài nguyên môi trường gồm:

-    Lập báo cáo đánh giá sơ bộ tác động môi trường, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, Báo cáo vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, Báo cáo xả nước thải, khai thác nước mặt, nước dưới đất; tư vấn, tham gia lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó, khắc phục và xử lý các sự cố về môi trường.… và các thủ tục pháp lý khác có liên quan đến tài nguyên, môi trường;

-   Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường, báo cáo hiện trạng môi trường, báo cáo chuyên đề về tài nguyên môi trường, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, khí tượng thủy văn…cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

12.   Thực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn, thiết kế, lập dự án, thi công, giám sát thi công, chuyển giao ứng dụng giải pháp công nghệ, kỹ thuật đối với các công trình thu gom, xử lý chất thải (nước thải; bụi, khí thải, tiếng ồn; bùn thải; chất thải rắn; chất thải lỏng…). Tiếp nhận và vận hành các công trình xử lý môi trường.

13.    Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giao và theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

1.  Lãnh đạo Trung tâm gồm: Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.

Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm.

Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp Giám đốc Trung tâm phụ trách một số mặt công tác do Giám đốc Trung tâm phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

2.  Các phòng chuyên môn nghiệp vụ, gồm:

-   Phòng Hành chính - Tổng hợp;

-   Phòng Quan trắc và Tư vấn môi trường;

-   Phòng Phân tích.

Điều 4. Số lượng người làm việc

Số lượng người làm việc của Trung tâm được xác định trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, gắn chức năng, nhiệm vụ và khối lượng công việc thực tế của Trung tâm, do cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt theo quy định pháp luật. Đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 5. Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm

1.   Chỉ đạo xây dựng Đề án vị trí việc làm và lập kế hoạch số lượng người làm việc; Quyết định phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị; Quyết định số lượng người làm việc của đơn vị, bảo đảm không được thấp hơn định mức số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập do bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định đối với số lượng người làm việc của đơn vị, không làm tăng kinh phí chi đầu tư đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên. Thống kê, tổng hợp vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc của đơn vị, báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp.

2.  Bảo đảm chất lượng dịch vụ sự nghiệp công theo các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

3.  Thực hiện quy định công khai, trách nhiệm giải trình hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật./.